DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH UNG THƯ PHỔI ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÍCH

Tác Giả: BS. Nguyễn Thị Hà Phương
Hiệu đính: 1. ThS.BS. Nguyễn Viết Bình
2. BSCKII. Nguyễn Khánh Toàn

Ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong liên quan đến ung thư trên toàn thế giới, chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất ở cả nam và nữ [i], bất cứ ai ở độ tuổi nào cũng đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh ác tính này. Cùng với sự phát triển của các phương pháp điều trị ung thư phổi, vấn đề dinh dưỡng dành cho người bệnh cũng đang được quan tâm và nghiên cứu.

Khoảng 45% đến 69% số người mắc bệnh ung thư phổi bị suy dinh dưỡng, điều này làm giảm chất lượng cuộc sống, tăng triệu chứng bệnh và giảm tỷ lệ sống sót [ii]. Do đó liệu pháp dinh dưỡng cho những bệnh nhân điều trị ung thư phổi là rất quan trọng trong việc điều trị và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Nhìn chung, nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày đối với người bệnh ung thư phổi có thể dao động từ 25 đến 30 calo/kg  cân nặng và 1 đến 1,5 gam protein/kg cân nặng[iii]. Tuy nhiên, bài viết này chỉ đề cập đến vấn đề dinh dưỡng cho người bệnh ung thư phổi được điều trị bằng thuốc điều trị đích nói riêng.

Mặc dù hiện nay không có khuyến cáo cụ thể nào về dinh dưỡng dành riêng cho người bệnh ung thư phổi được điều trị bằng thuốc điều trị đích nhưng trong một nghiên cứu đã cho thấy chế độ ăn kiềm với nhiều trái cây, rau quả và ăn ít thịt ở những bệnh nhân điều trị EGFR-TKI liều thấp mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn [iv]. Một nghiên cứu khác đã chỉ ra và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ăn ít nhất 5 bữa một ngày, ăn thực phẩm giàu protein nhưng có hàm lượng cholesterol thấp và tầm quan trọng của việc ăn đủ rau, trái cây, các loại đậu và ngũ cốc, ngay cả trước khi bắt đầu điều trị ở những bệnh nhân điều trị đích nói chung[v].

Ngoài ra điều trị ung thư phổi bằng thuốc điều trị đích có thể gây ra các tác dụng phụ về thể chất ảnh hưởng đến sự thèm ăn hoặc cân nặng, chẳng hạn như tiêu chảyviêm loét miệng, chán ăn, thay đổi mùi vị… Những điều này có thể gây khó khăn trong việc ăn uống làm ảnh hưởng đến vấn đề dinh dưỡng của người bệnh. Sau đây là một số lời khuyên góp phần cải thiện tình trạng này:

Tiêu chảy [vi]

  • Uống nhiều chất lỏng như nước, rượu gừng hoặc đồ uống thể thao.
  • Ăn thực phẩm giàu kali như khoai tây nướng, chuối và quả mơ.
  • Ăn thực phẩm ít chất xơ như sữa chua vani, bánh mì trắng, gạo trắng, đậu que nấu chín và cà rốt nấu chín.
  • Tránh các thực phẩm giàu chất xơ như táo sống, đậu, hạt lúa mì và đồ chiên.

Viêm loét miệng [vii]

  • Ăn những thức ăn mềm, dễ nhai như sữa lắc, trứng bác và sữa trứng.
  • Cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ. Sử dụng máy xay sinh tố hoặc máy chế biến thực phẩm để làm mịn thức ăn.
  • Ngậm đá bào để làm tê và làm dịu miệng.
  • Ăn thực phẩm lạnh hoặc ở nhiệt độ phòng, tránh ăn thức ăn nóng
  • Uống bằng ống hút, ăn miếng nhỏ.
  • Tránh xa: Thực phẩm có múi, chẳng hạn như cam, chanh, thức ăn cay, cà chua và sốt cà chua, thức ăn mặn, rau sống, thức ăn sắc và giòn, đồ uống có cồn, không sử dụng các sản phẩm thuốc lá.
  • Kiểm tra miệng mỗi ngày xem có vết loét, mảng trắng hoặc vùng sưng tấy và đỏ không.
  • Súc miệng 3 đến 4 lần một ngày, không sử dụng nước súc miệng có chứa cồn.
  • Không sử dụng tăm hoặc các vật sắc nhọn khác.

Chán ăn [viii]

  • Ăn thực phẩm giàu protein và calo. Một số thực phẩm giàu protein: Đậu, thịt gà, cá, thịt , sữa chua, trứng.
  • Bổ sung thêm protein và calo vào thức ăn, ví dụ sử dụng sữa tăng cường protein.
  • Ăn thực phẩm giàu protein đầu tiên trong bữa ăn khi cảm giác thèm ăn mạnh nhất.
  • Chỉ dùng một lượng nhỏ chất lỏng trong bữa ăn.
  • Uống sữa lắc, sinh tố, nước trái cây hoặc súp nếu bạn không muốn ăn thức ăn đặc.
  • Ăn thực phẩm có mùi thơm.
  • Thử những món ăn mới và công thức nấu ăn mới.
  • Thử đồ uống xay có nhiều chất dinh dưỡng (trước tiên hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng)
  • Ăn nhiều bữa nhỏ và đồ ăn nhẹ lành mạnh thường xuyên trong ngày.
  • Ăn nhiều bữa hơn khi bạn cảm thấy khỏe và được nghỉ ngơi.
  • Ăn bữa nhiều nhất khi bạn cảm thấy đói nhất, dù là vào bữa sáng, bữa trưa hay bữa tối.
  • Chế biến và dự trữ một lượng nhỏ thức ăn yêu thích để sẵn sàng ăn khi bạn đói.
  • Hãy vận động tích cực nhất có thể để bạn có cảm giác ngon miệng.
  • Đánh răng và súc miệng để giảm bớt các triệu chứng và dư vị.

Thay đổi vị giác [ix]

  • Ăn thịt gia cầm, cá, trứng và phô mai thay vì thịt đỏ.
  • Thêm gia vị và nước sốt vào thực phẩm (ướp thực phẩm).
  • Ăn thịt với đồ ngọt như sốt nam việt quất, thạch hoặc sốt táo.
  • Hãy thử các loại thực phẩm và đồ uống có vị chua.
  • Dùng chanh, kẹo cao su hoặc kẹo bạc hà không đường nếu miệng bạn có vị kim loại hoặc vị đắng.
  • Sử dụng dụng cụ bằng nhựa và không uống trực tiếp từ hộp kim loại nếu thực phẩm có vị kim loại.
  • Cố gắng ăn những món ăn yêu thích của bạn nếu bạn không cảm thấy buồn nôn. Hãy thử những món ăn mới khi bạn cảm thấy khỏe nhất.
  • Tìm công thức nấu ăn không có thịt, giàu protein trong sách dạy nấu ăn chay hoặc Trung Quốc.
  • Nhai thức ăn lâu hơn để tăng vị giác nếu thức ăn có vị nhạt nhưng không khó chịu.
  • Đậy kín thực phẩm và đồ uống, uống bằng ống hút, bật quạt bếp khi nấu ăn hoặc nấu ngoài trời nếu có mùi khó chịu.
  • Đánh răng và chăm sóc miệng của bạn. Đến gặp nha sĩ để kiểm tra.

Nếu những thay đổi chế độ ăn uống này không cải thiện vấn đề dinh dưỡng của người bệnh hãy liên hệ với bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn, kê đơn và hướng dẫn cụ thể. Luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào vì nó có thể ảnh hưởng đến việc điều trị.


[i] https://www.uicc.org/news/globocan-2020-new-global-cancer-data

[ii] https://foodandnutrition.org/from-the-magazine/nutrition-for-people-with-lung-cancer/

[iii] https://foodandnutrition.org/from-the-magazine/nutrition-for-people-with-lung-cancer/

[iv] https://ar.iiarjournals.org/content/37/9/5141

[v] https://www.elsevier.es/en-revista-endocrinologia-diabetes-nutricion-english-ed–413-articulo-evolution-nutritional-status-survival-in-S2530018019301192

[vi]https://www.medschool.lsuhsc.edu/lungcancer/docs/Lung%20Cancer%20Nutrition%20Guide_Nutritional%20Tips%20and%20Suggestions%20For%20Patients%20During%20Treatment_Mary%20Bird%20Perkins%20Cancer%20Center_booklet.pdf

[vii] https://www.cancer.gov/about-cancer/treatment/side-effects/appetite-loss/nutrition-pdq#:~:text=Eat%20a%20lot%20of%20fruits,Choose%20low-fat%20milk%20products

[viii] https://www.cancer.gov/about-cancer/treatment/side-effects/appetite-loss/nutrition-pdq#:~:text=Eat%20a%20lot%20of%20fruits,Choose%20low-fat%20milk%20products

[ix] https://www.cancer.gov/about-cancer/treatment/side-effects/appetite-loss/nutrition-pdq#:~:text=Eat%20a%20lot%20of%20fruits,Choose%20low-fat%20milk%20products

*Chương trình được tài trợ bởi AstraZeneca vì mục đích giáo dục y khoa

Đặt khám để nhận chính sách tốt nhất

Lý do bạn nên chọn Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An

Đội ngũ y bác sỹ giỏi, giàu kinh nghiệm

Hệ thống trang thiết bị đầy đủ hiện đại

Chăm sóc bệnh nhân tận tình chu đáo

Thủ tục nhanh gọn, dễ dàng

Chi phí khám chữa bệnh hợp lý

Cập nhật áp dụng kỹ thuật điều trị tân tiến

BÁC SĨ: 0919180014


    .
    1900 068 681
    Liên hệ