UNG THƯ HỌNG MIỆNG

Ung thư họng miệng ( UTHM) là tổn thương bệnh lý ác tính xuất phát từ lớp niêm mạc bao phủ họng miệng, gồm có: Ung thư đáy lưỡi, amydal, khẩu cái mềm,hố lưỡi thanh thiệt.

Loại mô bệnh học hay gặp nhất là ung thư biểu mô vảy, chiếm khoảng 95%. Một số biến thể có thể gặp là ung thư biểu mô vảy thể nhú, ung thư biểu mô vảy tế bào hình thoi ( dạng sarcoma ). Ngoài ra có thể gặp như ung thư tuyến nước bọt phụ, u lympho ác tính, ung thư hắc tố, sarcoma…

  1. Lâm sàng : 
  1.  Dấu hiệu sớm : Thường không có biểu hiện rõ ràng, thường hay nhầm với viêm Amydal, viêm họng, do vậy UTHM thường được phát hiện ở giai đoạn tiến triển, với di căn hạch cổ.
  2.  Dấu hiệu muộn : Bệnh nhân đến khám với các triệu chứng cơ năng :
  • Xuất hiện hạch không đau vùng cổ
  • Nuốt đau, đau nhói lan lên tai
  • Giọng nói “ Hot potato” : Khi khối u xâm lấn vào đáy lưỡi
  • Ở giai đoạn tiến triển , người bệnh có biểu hiện khít hàm, giảm khả năng di động lưỡi, nói khó và chảy máu từ khối u qua miệng hoặc đường tiêu hóa.

Triệu chứng thực thể :

  • Một số vị trí có thể thăm khám bằng sờ, nắn như Amydal, thành sau họng, đáy lưỡi. Tuy nhiên thường gặp khó khăn do khó tiếp cận và bệnh nhân phản xạ.
  • Thăm khám bằng phương pháp nội soi là đánh giá trực tiếp khối u, vị trí tổn thương, sự lan tràn và sinh thiết u làm giải phẫu bệnh.
  • Ở giai đoạn sớm có thể thấy khối u nhỏ , vết loét, vùng bị thâm nhiễm dày không rõ ranh giới.
  • Ở giai đoạn muộn hơn có thể thấy u sùi loét kích thước lớn , loét sâu, lan rộng bề mặt họng miệng gây đau, bội nhiễm có mùi hôi, rất dễ chảy máu. Cần đánh giá kích thước, vị trí, hình dạng, mức độ xâm lấn với tổ chức xung quanh, xâm lấn đường giữa.
  • Hạch cổ có thể một bên, đói bên hoặc hai bên. Hạch có tính chất rắn, hạn chế di động, đau ít hoặc không đau.
  • Di căn xa thường là phổi, xương, gan..
  1. Yếu tố nguy cơ : 3 yếu tố chính góp phần sinh bệnh 
  • Thuốc lá cùng cộng hưởng với rượu
  • Tình trạng nhiễm dai dẳng HPV, đặc biệt với typ 16.
  • Các yếu tố khác như ăn trầu, vi sinh vật, môi trường, nghề nghiệp…
  1. Cận lâm sàng
  2. Tế bào học và mô bệnh học
  • Chọc hút kim nhỏ: Chọc hút kim nhỏ vào hạch bất thường để tìm tế bào ác tính. Có thể kết hợp siêu âm trong trường hợp khó.
  • Mô bệnh học: Chẩn đoán MBH nên được thực hiện trên bệnh phẩm sinh thiết khối u nguyên phát và qua đó xét nghiệm sinh học phân tử xác định sự có mặt HPV.
  • Đa số MBH là ung thư biểu mô vảy(95%), ngoài ra là ung thư biểu mô tuyến, tuyến nang, ung thư dạng biểu bì nhày.
  • UTHM liên quan đến thuốc lá và HPV (-) có hình thái biệt hóa cao và vừa, sừng hóa chiếm ưu thế.
  • UTHM liên quan đến HPV thường gặp thể MBH biệt hóa kém, không sừng hóa hoặc tế bào đáy.

2.   Chẩn đoán hình ảnh

  • U nguyên phát:
  • Cộng hưởng từ: Đánh giá kích thước u nguyên phát và mức độ xâm lấn u vào tổ chứa xung quanh như lưỡi di động, sụn nắp thanh thiệt, cột sống
  • CT scan: Có thể đánh giá tốt tình trạng xâm lấn sụn, xương.
  • Hạch vùng: 
  • Siêu âm hạch cổ: Đánh giá tình trạng hạch di căn: Những hạch kích thước >1cm, không rõ cấu trúc rốn hạch, phá vỏ là những hạch nghi ngờ.
  • CT scan và cộng hưởng từ: có thể chẩn đoán di căn hạch cổ: Hạch tăng kích thước, tròn, ngấm thuốc cản quang, có tình trạng hoại tử.

3.  Các xét nghiệm khác

  • Xét nghiệm huyết học, hóa sinh: Đánh giá tình trạng toàn thân, chức năng gan, thận.
  • Nội soi thực quản – dạ dày: Nên được làm thường quy giúp đánh giá ung thư thứ 2 do tỉ lệ gặp ung thứ thứ 2 cùng với ung thư biểu mô vảy vùng đầu cổ dao động từ 10 đến 15%.
  • Các xét nghiệm đánh giá tình trạng di căn như: Siêu âm ổ bụng, Xquang ngực, CT ngực, xạ hình xương, PET- CT.

 III.  Chẩn đoán

  1. Chẩn đoán xác định
  • Dựa vào lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và mô bệnh học.

2.  Chẩn đoán giai đoạn: Theo AJCC 2017, chẩn đoán giai đoạn được phân loại riêng cho từng nhóm UTHM có liên quan đến HPV hay không.

 IV.  Phương pháp điều trị

1. Xạ trị: Là phương pháp điều trị chủ yếu.

  • Xạ trị triệt căn: Xạ trị đơn thuần trong giai đoạn sớm(cT1/T2,N0) và hóa xạ trị trong trường hợp giai đoạn tiến triển (cT3,T4,N+).
  • Xạ trị bổ trợ: Sau phẫu thuật cho những trường hợp nguy cơ cao :pT3/T4, di căn hạch, xâm lấn thần kinh, mạch máu, bạch huyết.Phối hợp với hóa chất khi hạch phá vỡ vỏ, diện cắt dương tính.
  • Xạ trị giảm nhẹ: Giảm đau, giảm chèn ép.

2. Phẫu thuật 

  • Phẫu thuật triệt căn: Giai đoạn u T1, T2.Phẫu thuật bao gồm cắt u và nạo vét hạch cổ.  
  • Phẫu thuật vớt vát: Vét hạch cổ còn lại sau hóa xạ trị triệt căn, hoặc tái phát hạch cổ đơn thuần mà chưa di căn xa.

 3. Hóa chất

  • Phối hợp với xạ trị trong hóa xạ trị triệt căn với giai đoạn T3,4N+M0, trong hóa xạ trị bổ trợ sau phẫu thuật với trường hợp hạch phá vỡ vỏ, diện cắt dương  tính.
  • Hóa chất tân bổ trợ: có thể áp dụng trong trường hợp bệnh tiến triển tại chỗ, chưa di căn xa.
  • Hóa chất triệu chứng: Bệnh giai đoạn muộn, cải thiện triệu chứng.
  • Điều trị đích và  miễn dịch: Cetuximab và một số thuốc ức chế EGFR được sử dụng

 4. Điều trị hỗ trợ 

  • Nâng cao thể trạng
  •  Chăm sóc họng miệng
  • Chăm sóc da diện tia 
  • Hỗ trợ dinh dưỡng.                                                                                                                           

Đặt khám để nhận chính sách tốt nhất

Lý do bạn nên chọn Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An

Đội ngũ y bác sỹ giỏi, giàu kinh nghiệm

Hệ thống trang thiết bị đầy đủ hiện đại

Chăm sóc bệnh nhân tận tình chu đáo

Thủ tục nhanh gọn, dễ dàng

Chi phí khám chữa bệnh hợp lý

Cập nhật áp dụng kỹ thuật điều trị tân tiến

BÁC SĨ: 0919180014


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    1900 068 681
    Liên hệ