Ung thư bao gồm một nhóm bệnh trong đó các tế bào có khả năng tăng sinh không kiểm soát được với sự xâm lấn và di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Ung thư là một bệnh mãn tính có tỉ lệ mắc và tử vong đang gia tăng nhanh chóng ở tất cả các khu vực trên thế giới. Năm 2018 ước tính có khoảng 18,1 triệu ca ung thư mới và 9,6 triệu ca tử vong trong đó ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư đại trực tràng là nhưng bệnh ung thư có tỉ lệ mắc ao nhấ, trong khi ung thư phổi, đại trực tràng, ung thư gan và dạ dày chiếm tỉ lệ tử vong cao nhất do ung thư. Gánh nặng sức khỏe của ung thư đang gia tăng ở khắp các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư, cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư.
Những thập kỷ gần đây đã chứng kiến những cải tiến đáng kể trong việc quản lý và điều trị ung thư, bao gồm cả nghiên cứu lý thuyết và thực hành lâm sàng. Ngay từ những năm 1990, các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa đột biến p53 và ung thư ở người. Trong 30 năm qua, một số lượng lớn gen làm phát sinh sự nhạy cảm với ung thư đã được nghiên cứu, theo đó bổ sung vào sự hiểu biết của chung ta về các bộ gen ung thư. Khái niệm tế bào gốc ung thư lần đầu tiên được đề xuất vào những năm 1800, nhưng sự phân lập đầu tiên của tế bào gốc ung thư đã được báo cáo năm 1994.
Trong những thập kỷ gần đây, một số hình thức y học bổ sung và thay thế đã được sử dụng điều trị ung thư trên toàn thế giới. Y học cổ truyền đã được chấp nhận rộng rãi như một liệu pháp bổ sung và thay tế với tác dụng có lợi cho bệnh nhân ung thư ở Trung Quốc, tuy nhiên tại Việt Nam nền Y học cổ truyền chưa được ứng dụng nhiều trong điều trị ung thư.
Theo lý luận y học cổ truyền, sự xuất hiện của bệnh tật là do sự xáo trộn của hai mặt đối lập là Âm và Dương. Để điều trị và giảm thiểu các triệu chứng của bệnh tật, y học cổ truyền nhằm mục đính khôi phục sự hài hòa của Âm và Dương. Do đó, chúng ta thường có ấn tượng rằng liệu pháp Y học cổ truyền là bí ẩn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đánh giá đã mô tả việc áp dụng liệu pháp y học cổ truyền trong ung thư đã được đăng trên tạp chí y học thế giới.
Các chiến lược chính trong điều trị ung thư bao gồm phẫu thuật, xạ trị và hóa trị, ngày nay các phương pháp điều trị mới như liệu pháp miễn dịch và nhắm trúng đích đã mang đến những đột phá đáng kể mang lại kết quả điều trị khỏi ung thư trong những năm gần đây. Trong khoảng vài thập kỷ, một số nghiên cứu lâm sàng và labo phòng thí nghiệm đã nghiên cứu và đánh giá hiệu quả của y học cổ truyền trong điều trị ung thư. Một số hợp chất có nguồn gốc từ y học cổ truyền đã được biết đến có đặc tính chống ung thư với sự ức chế phát triển, tăng sinh, tạo mạch và di căn của ung thư ở người. Đặc biệt, resveratrol, curcumin và berberin đều đã được đánh giá trong một số thử nghiệm lâm sàng. Đã có nhiều báo cáo được công bố cho thấy kết quả điều trị sau khi kết hợp y học cổ truyền và hóa trị, PHY906 được phối hợp từ hoàng cầm, đại táo, cam thảo,bạch thược đã được báo cáo để giảm tác dụng phụ của capecitabine ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan tiến triển trong một nghiên cứu lâm sàng giai đoạn I/II. Nó đã được chứng minh rằng y học cổ truyền đường uống đã cải thiện kết quả hóa trị khi đánh giá chất lượng cuộc sống, thiếu máu và giảm bạch cầu trung tính ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ. Curcumin, một polyphenol và chất chuyển hóa hoạt tính sinh học chiết xuất từ Nghệ đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Một nghiên cứu về ung thư tuyến tụy đã chứng minh liệu pháp kết hợp curcumin với hóa trị gemcitabine là an toàn và hiệu quả để sử dụng trên bệnh nhân. Cisplatin là một trong những thuốc hóa trị hiệu quả nhất, resveratrol đã được chứng minh cải thiện độc tính của cisplatin thông qua cơ chế chết tế bào.
Xạ trị là một kỹ thuật điều trị quan trong trong ung thư. Y học cổ truyền tham gia như một tác nhân mẫn cảm phóng xạ để điều trị ung thư. Ví dụ, curcumin có thể nhạy cảm với các tế bào ung thư vòm họng với bức xạ thông qua sự điều hòa của hệ thống ROS, jab1/CSN5 và biểu hiện ẢN không mã hóa. Resveratrol và berberin cũng đã được chứng minh để tăng cường độ nhạy cảm phóng xạ trong các tế bào ung thư vòm họng. Hơn nữa xạ trị gây ra một số tác dụng phụ như bỏng, tổn thương mô, nhiễm độc gan hoặc viêm phổi. Nghiên cứu đánh giá chỉ ra rằng điều trị bằng y học cổ truyền làm giảm tỉ lệ nhiễm trùng bức xạ được quan sát thấy ở 80% bệnh nhân ung thư đầu cổ được xạ trị, ngoài ra y học cổ truyền đã được đề xuất trong một báo cáo là một liệu pháp bổ trợ hiệu quả để giảm tỉ lệ mắc viêm gan mãn tính ở bệnh nhân ung thư vú được xạ trị và hoặc hóa trị. Curcumin đã được chứng minh kéo dài đáng kể thời gian sống trung bình của chuột ung thư thực quản tế bào vảy khi điều trị bằng hóa trị.
Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư được khoa học đánh giá và xếp hạng “ Đột phá” của năm 2013. Y học cổ truyền cũng có thể tham gia vào quá trình điều hòa miễn dịch tiềm năng để điều trị một số bệnh, bao gồm cả ung thư. Ở những bệnh nhân ung thư đại trực tràng, sự xuất hiện tế bào T-helper1 có thể được tăng cường rất nhiều sua khi được điều trị bằng curcumin. Kết hợp curcumin – polyethylenglycon và một loại vaxcin đã được chứng minh thúc đẩy đáng kể phản ứng tế bào lympho T gây độc tế bào và sản sinh interferon-gama trong vivo. Resveratrol là một trong những phytochemical tự nhiên được nghiên cứu nhiều nhất trên thế giới bởi tác dụng điều trị tiềm năng liên quan đến nhiều bệnh trong đó có ung thư. Trong mô hình khoói u thận ở chuột, dùng resveratrol liều thấp đã chứng minh được sự ức chế phát triển khối u bằng cách sản sinh tế bào T CD8(+). Do đó nhiều hợp chất của y học cổ truyền có thể hứa hẹn sẽ được sử dụng kết hợp liệu pháp miễn dịch như một phương pháp điều trị ung thư.
Y học cổ truyền như một phương pháp điều tị tế bào ung thư .
Mặc dù tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư được cải thiện đáng kể, tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ lớn tiếp tục tái phát. Sự thất bại của nhiều tác nhân có thể do sức đề kháng nguyên phát hoặc mắc phải đối với các tác nhân hóa trị liệu hoặc sinh học. các nguyên nhân gây kháng thuốc bao gồm đột biến gen, tương tác với vi sinh vật và sự hiện diện của tế bào ung thư, chúng có khả năng tự làm mới, tăng sinh vô hạn độ và biến đổi góp phần kháng lại hóa trị. Kiểu hình bao gồm nhiều dấu hiệu bề mặt tế bào đã được xác định bao gồm CD24, CD44, CD177, CD133, CD166, kháng nguyên phôi đặc hiệu (SSEA-1), SSEA-4 và ALDH1. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng curcumin phá hủy các tế bào ung thư đại trực tràng bằng cách ức chế sự biểu hiện của các gen ALDH, CD133 và CD166. Một số nghiên cứu về resveratrol trên ung thư cổ tử cung cho thấy resveratrol tạo ra sự nhạy cảm gây chết tế bào bằng cách ức chế biểu hiện RAD51. Trong ung thư vú, resveratrol thúc đẩy một số biểu hiện của một số miRNA ức chế khối u, bao gồm ỉm-16,-141, 143 và -200c. resveratrol được chứng minh có hiệu quả chống lại các tế bào ung thư đại trực tràng thông qua mức độ p53, tỷ lệ Bax/Bcl-2 và sự nhân chia parp. Berberin đã được chứng minh làm giảm hoạt động của ALDH1, khả năng biến đổi và di căn của tế bào ung thư biểu mô vảy đường uống phụ thuộc vào liều lượng. Liposome mang berberin vượt qua màng tế bào của tế bào ung thư, ức chế vận chuyển ABC và điều chỉnh các con đường tín hiệu liên quan đến chết tế bào.
Kết luận:
Trong những thập kỷ gần đây, ngày càng có nhiều nghiên cứu về y học cổ truyền trong điều trị ung thư, đặc biệt y học cổ truyền dựa trên bằng chứng khoa học đã chứng minh hiệu quả điều trị đầy hứa hẹn như một phương pháp điều trị bổ trợ sau phẫu thuật, hóa xạ trị và các loại trị liệu khác cho bệnh nhân ung thư trên toàn thế giới. y học cổ truyền như là một món quà của thiên nhiên và sẵn có, hiệu quả và độc tính thấp. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng kết hợp y học cổ truyền với hóa xạ trị tăng khả năng thúc đẩy hiệu quả và giảm bớt những hạn chế và tác dụng phụ hoa hóa xạ trị gây ra.
Tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An chúng tôi đã kết hợp y học cổ truyền với các phương pháp điều trị tiên tiến, hiện đại nhằm đạt hiệu quả điều trị cao nhất đồng thời giảm tải tác dụng phụ gây ra.