1. Đại cương
Ung thư tuyến tiền liệt là ung thư đứng hàng đầu ở nam giới Hoa kỳ, (ngoài ung thư da),xuất độ 124,8/100.000 nam. Năm 2008 có khoảng 186.320 trường hợp và đây là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai ( 28.660 trường hợp tử vong năm 2008) sauung thư phổi (90.810 ca tử vong)
Tại Việt Nam, theo ghi nhận ung thư quần thể năm 2002 có 756 ca ung thư tuyến tiền liệt mới được chẩn đoán, xuất độ 2,8/100.000 nam và 475 trường hợp tử vong
Năm mươi phần trăm số trường hợp có tuổi vào lúc chẩn đoán là 70, nhưng ngày nay nhờ việc tầm soát, đã phát hiện bệnh ở đàn ông tuổi ngày càng trẻ hơn. Do bệnh thường diễn tiến chậm, nhiều bệnh nhân có thể không hưởng được lợi íchtừ việc điều trị nếu thời gian kỳ vọng sống thêm của họ không lâu dài (< 5 -10năm) và nếu bệnh của họ ở giai đoạn sớm, độ ác tính thấp.
Cấu tạo tuyến tiền liệt (TTL) gồm vùng ngoại vi (chiếm 70% thể tích tuyến vàcũng là vị trí xuất phát của hầu hết các trường hợp ung thư TTL), vùng trung tâm (25% thể tích tuyến), vùng chuyển tiếp (bao quanh niệu đạo) và một vách mô đệm sợi-cơ phía trước.
Khoảng 50-85% bướu nằm ở cực trên của TTL và khoảng 85% BN có bướu đa ổ.Ở vủng đỉnh TTL, ranh giới vỏ bao tuyến không rõ, nên thường khó xác định bướu có xâm lấn vỏ bao thực sự hay không. Sự xâm lấn vỏ bao thường xảy ra ởmặt sau bên của tuyến, là vùng có thần kinh chi phối.
Hơn 95% ung thư TTL thuộc loại carcinoom tuyến.
Độ mô học của bướu có ảnh hưởng lớn đến đặc tính sinh học của dạng carcinôm tuyến. Bướu có độ mô học thấp có thể khu trú trong mô tuyến trong suốt một thờigian dài. Độ mô học của bướu là yếu tố tiên lượng quan trọng. Bướu có độ mô học cao thường di căn hạch và di căn xa. Hiện nay, thang điểm Gleason là hệ thốngđánh giá độ mô học thường được sử dụng nhất.
II. Nguyên nhân
Mặc dù tiến bộ y tế luôn phát triển mỗi ngày, nhưng các nhà khoa học về y tế vẫn không thể biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Dưới đây là những yếu tố có liên quan tới bệnh ung thư tuyến tiền liệt:
– Tuổi Tác:Ung thư tuyến tiền liêt là bệnh tùy thuộc vào tuổi, có nghĩa khả năng mắc bệnh gia tăng theo tuổi. Nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt: ở độ tuổi 75 là 1 trong 7 người đàn ông. Đến độ tuổi 85 mức này tăng lên 1 trong 5 người. Theo thống kê ở Mỹ chứng bệnh ung thư này chủ yếu xuất hiện ở nam giới trên 55 tuổi. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân khi chẩn đoán bệnh là 70 tuổi.
– Tiền sử gia đình: Nếu có thân nhân nam giới ruột thịt đời thứ nhất mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt thì nguy cơ bạn mắc bệnh sẽ cao hơn những người đàn ông không có tiền sử như vậy. Nguy cơ này sẽ tăng cao hơn nữa nếu có nhiều thân nhân nam mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
– Di truyền: Gen được tìm thấy trong mọi tế bào cơ thể. Chúng kiểm soát cách thức các tế bào cơ thể tăng trưởng và hoạt động. Mỗi người có một tập hợp gồm nhiều ngàn gen thừa hưởng từ cả cha lẫn mẹ. Những thay đổi về gen có thể gia tăng nguy cơ truyền bệnh ung thư tuyến tiền liệt từ cha mẹ sang con cái. Mặc dầu bệnh ung thư tuyến tiền liệt không di truyền, một người đàn ông có thể thừa hưởng các gen có thể gây gia tăng nguy cơ.
– Chế độ ăn uống: Có vài bằng chứng cho thấy ăn nhiều thịt hay thực phẩm đã chế biến với hàm lượng chất béo cao có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh này. Chế độ ăn chứa nhiều mỡ động vật có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt, trong khi đó chế độ ăn nhiều rau xanh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư này.
– Lối sống: Cũng có bằng chứng cho thấy là môi trường và lối sống có thể tác động lên nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Ví dụ, châu Á có tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt thấp nhất, nhưng khi người đàn ông từ châu Á di dân sang Tây Phương thì nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt của người này gia tăng. Điều này cho thấy là những yếu tố bên ngoài như môi trường và lối sống có thể thay đổi mức nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Chủng tộc:
Ung thư tuyến tiền liệt xảy ra thường xuyên hơn ở nam giới Mỹ gốc Phi và ở nam giới Caribê của tổ tiên châu Phi hơn ở nam giới của các chủng tộc khác. Người Mỹ gốc Phi cũng có nguy cơ chết vì ung thư tuyến tiền liệt cao gấp hai lần so với nam giới da trắng. Ung thư tuyến tiền liệt xảy ra ít thường xuyên hơn ở người Mỹ gốc Á và Tây Ban Nha/La tinh so với người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha. Lý do cho sự khác biệt chủng tộc và sắc tộc không rõ ràng.
Địa Lý:
Ung thư tuyến tiền liệt là phổ biến nhất ở Bắc Mỹ, Tây Bắc Châu Âu, Úc và trên các đảo Caribe. Nó không phổ biến ở Châu Á, Châu Phi, Trung Mỹ và Nam Mỹ.
III. Giải phẫu
2.1. Hình thể ngoài và liên quan
– TLT nằm trên hoành chậu hông, dưới BQ, sau xương mu, giữa hai cơ nâng hậu môn và trước trực tràng.
– TLT có hình nón hoặc hình trứng, mà đáy ở trên rộng, đỉnh ở dưới hẹp. Có 4 mặt là mặt trước, mặt sau và hai mặt dưới bên. Là nơi đi qua của niệu đạo TLT.
– TLT chia làm 3 thùy là thùy phải và thùy trái ngăn cách nhau bởi một rãnh ở mặt sau. Thùy thứ 3 gọi là eo TLT hay thùy giữa. Thùy giữa nằm giữa niệu đạo và ống phóng tinh.
– TLT rộng 4cm, cao 3cm và dày 2cm. Trọng lượng từ 15-25g, trung bình 18g, ở ngưới già có thể to gấp bội, thường phát triển to ra ở phần sau.
2.2. Mạch máu và thần kinh
2.2.1. Động mạch (ĐM)
TLT được cung cấp máu bởi ĐM BQ dưới và ĐM trực tràng giữa.
– ĐM BQ dưới đi vào TLT, thường có nhiều ĐM chia là 2 nhánh chính: ĐM NĐ và ĐM TLT
– ĐM niệu đạo đi vào chổ nối TLT-BQ phía sau bên và theo hướng vào trong, vuông góc với niệu đạo. ĐM đi đến cổ BQ ở vị trí 1 đên 5 giờ và 7 đến 11 giờ, với các nhánh lớn nhát ở phía sau. ĐM chạy theo mạch lưng và song song với niệu đạo, cung cấp máu cho TLT, tuyên quanh niệu đạo, và vùng chuyển tiếp.
– Trong bướu lành TLT, các ĐM trên cung cấp máu chủ yếu cho bướu tuyến (Flocks, 1937). Khi các tuyến này bị cắt hay bóc nhân, chảy máu hầu hết thường ở cổ BQ, đặc biệt ở vị trí 4 đên 8 giờ.
– ĐM TLT: cung cấp máu chủ yếu cho phần vỏ TLT, có các nhánh nhỏ hơn và đi trước để phân nhánh trên voẻ bao TLT. Bó ĐM chạy sau bên TLT cùng với TK cương (bó mạch TK) và tận cùng ở haònh chậu. Các nhánh vỏ đi qua TLT ở góc phải và theo lưới mạch của mô đệm cung cấp mô tuyến.
2.2.2. Tĩnh mạch
– Dẫn lưu hệ tĩnh mạch TLT qua đám rối quanh TLT, tạo thành đám rối tĩnh mạch TLT.