UNG THƯ TÚI MẬT-CHẨN ĐOÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Ung thư túi mật là một bệnh lý hiếm gặp và tiên lượng thường rất xấu. Ở Việt Nam trước đây, ung thư túi mật ít được đề cập đến do thiếu phương tiện phát hiện, chỉ có một số trường hợp phát hiện qua phẫu thuật đường mật tụy; hiện nay nhờ phương tiện siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp đường mật ngược dòng và đặc biệt với sự phổ biến của phẫu thuật nội soi, ngày càng có nhiều báo cáo về ung thư mà trước đó hoàn toàn không có dấu hiệu nào nghi ngờ trước và trong khi mổ.

UNG THƯ TÚI MẬT LÀ GÌ? 

Ung thư túi mật là ung thư xuất phát từ các tế bào ở túi mật. Túi mật là cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa, nằm ở ổ bụng bên phải, ngay dưới gan. Đây là nơi lưu trữ và điều tiết dịch mật để tiêu hóa chất béo.

ung thư túi mật

Ung thư túi mật

Ung thư túi mật có khá nhiều dạng khác nhau tùy thuộc vào các tế bào bị ảnh hưởng. 85% số bệnh nhân ung thư túi mật là do sự nhân lên bất thường của các tế bào tuyến trong niêm mạc túi mật (ung thư tế bào tuyến – adenocarcinoma). 15% còn lại bắt đầu từ các dạng tế bào khác nhau như: tế bào vảy hình thành lớp niêm mạc túi mật (ung thư tế bào vảy), tế bào cơ túi mật (ung thư mô liên kết – sarcoma)…

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

Nguyên nhân ung thư túi mật hiện nay chưa được biết rõ. Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm:

  • Sỏi mật: Sỏi mật là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất của ung thư túi mật. Sỏi mật cũng là bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp nhất ở Mỹ và 75-90% bệnh nhân ung thư túi mật có tiền sử sỏi mật. 
  • Polyp túi mật: các polyp túi mật lớn hơn 1 cm được khuyến cáo cắt bỏ bởi vì có khả năng cao tiến triển thành ung thư.
Bệnh polyp túi mật và cách điều trị

Hình ảnh: Polyp, sỏi túi mật

  • Tuổi: đa số bệnh nhân ung thư túi mật được chẩn đoán lớn hơn 70 tuổi
  • Giới tính: ung thư túi mật xảy ra ở nữ gấp 2 lần ở nam
  • Hút thuốc lá: hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ung thư đường mật
  • Tiền sử gia đình: Tiền sử gia đình có người thân bị ung thư túi mật là yếu tố nguy cơ của bệnh.

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH

Dấu hiệu ung thư túi mật thường gặp bao gồm:

  • Đau bụng: đau thường bắt đầu từ vùng hạ sườn phải sau lan ra khắp bụng
  • Chướng bụng: Bụng chướng do dịch
  • Sốt
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân: giảm > 10% trọng lượng cơ thể mà không rõ nguyên nhân
  • Nôn, buồn nôn: có thể nôn ra dịch mật màu vàng, vị đắng
  • Vàng da và củng mạc mắt vàng
Vàng da tắc mật: Nguyên nhân, triệu chứng | Vinmec

Vàng da

  • Bệnh nhân có thể tự sờ thấy khối ở vùng bụng phải

Ngoài ra khi ung thư túi mật di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể sẽ có các biểu hiện tại cơ quan đó:

  • Di căn phổi: khó thở, ho ra máu, tràn dịch màng phổi…
  • Gan: đau hạ sườn phải, vàng da, …
  • Xương: đau xương, gẫy xương bệnh lý
  • Não: đau đầu, rối loạn ý thức, động kinh, liệt..

CÁC BIỆN PHÁP CHẨN ĐOÁN 

Khi nghi ngờ bệnh u túi mật, các bác sĩ thường chỉ định các xét nghiệm sau:

  1. Xét nghiệm sinh hóa máu: Có sự tăng nhẹ nồng độ muối mật trong máu (Bilirubin), có thể tăng muối mật trong nước tiểu (Urobilirubin tăng).
  2. Xét nghiệm miễn dịch tế bào: Có sự gia tăng CA 19-9. 
  3. Siêu âm
  4. Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng: Đánh giá vị trí, kích thước và mức độ xâm lấn xung quanh của ung thư túi mật.
http://login.medlatec.vn/UserFiles/image/Y%20khoa%20MEDLATEC/khoiutuimatxamlan.jpg

Hình ảnh u túi mật xâm lấn nhu mô gan lân cận

  1. Nội soi chụp đường mật ngược dòng (ERCP- Endoscopic retrograde cholangiopancreatography):
  2. Sinh thiết: Là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh ung thư túi mật. 

ĐIỀU TRỊ 

Điều trị ung thư túi mật bao gồm các phương pháp sau:

Phẫu thuật

  • Cắt túi mật: Đối với ung thư túi mật giai đoạn đầu không có di căn tới các bộ phận khác (có thể cắt bỏ), cơ hội chữa khỏi tốt nhất là phẫu thuật cắt bỏ khối u.
  • Phẫu thuật triệu chứng

Xạ trị

  • Chỉ định bổ trợ sau phẫu thuật giúp tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.
  • Chỉ định tân bổ trợ trước phẫu thuật giúp khối u giảm kích thước, từ không thể phẫu thuật thành có thể phẫu thuật.

      Hóa chất

  • Là phương pháp điều trị đầu tiên cho những bệnh nhân ung thư túi mật không cắt bỏ được.
  • Thường được chỉ định sau phẫu thuật để ngăn chặn khối u tái phát.
  • Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo điều trị Capecitabine (Xeloda) 6 tháng sau phẫu thuật

PHÒNG NGỪA BỆNH NHƯ THẾ NÀO ?

Chưa có biện pháp phòng ung thư túi mật đặc hiệu. Các biện pháp nâng cao sức khỏe, ăn uống lành mạnh, tập luyện đều đặn và đi khám định kỳ cũng được chứng minh có tác dụng nhất định:

  • Bỏ thuốc lá
  • Hạn chế rượu bia và chất kích thích
  • Đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần

Bệnh viện Ung bướu Nghệ An là bệnh viện chuyên khoa ung thư hàng đầu của khu vực Bắc Trung Bộ với đội  ngũ Y bác sỹ giàu kinh nghiêm ,tâm huyết và các trang thiết bị hiện đại. Hiện nay bệnh viện đã làm chủ được tất cả các biện pháp chẩn đoán và điều trị ung thư túi mật.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *