Ung thư tiền liệt tuyến và xét nghiệm PSA

  1. Tiền liệt tuyến là gì?

Tiền liệt tuyến là một tuyến chỉ có ở nam giới, nằm dưới bàng quang và bao quanh niệu đạo sau, Tuyến tiền liệt ngoài chức năng ngoại tiết (tiết ra tinh dịch đổ vào niệu đạo) còn có chức năng nội tiết. Tinh dịch được tiết ra bởi nhiều ống tiền liệt tuyến và đổ vào niệu đạo ở rãnh hai bên lồi tinh2. Tổng quan về ung thư tiền liệt tuyến

Ung thư tiền liệt tuyến là vấn đề sức khỏe quan trọng trên phạm vi toàn cầu. Đây là bệnh lý ác tính thường gặp ở nam giới cao tuổi với đỉnh cao xuất độ và tử vong trong khoảng 70 tuổi nhưng do diễn tiên chậm và liên tục với nhiều mức độ ác tính khác nhau nên bệnh có tầm ảnh hưởng đến khoảng tuổi rộng hơn

Theo số liệu của cơ quan thế giới nghiên cứu ung thư IARC, UTTLT có xuất độ cao thứ tư toàn cầu tính chung ở cả hai giới( sau ung thư phổi,vú, đại trực tràng) với khoảng 1.112000 ca mới mỗi năm, chiếm 7.9 tổng số ung thư các loại

Tại Việt nam theo số liệu nghiên cứu của IARC, bệnh thường gặp thứ 10 trong các loiaj ung thư ở cả hai giới  cũng như riêng cho nam giới với 1.275 trường hợp mắc mới và 872 trường họp tử vong ước tính mỗi năm trên cả nước

3. Triệu chứng khi mắc bệnh

3.1. Đặc điểm lâm sàng

UTTTL là loại ung thư duy nhất tồn tại dưới 2 thể:

– Thể ẩn (Cancer occulte).

– Thể có biểu hiện lâm sàng.

Thể ẩn không có biểu hiện các triệu chứng lâm sàng, thường được phát hiện khi làm sinh thiết hạch hay sinh thiết xương trên bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng, 30-40% ung thư ở thể ẩn (occulte) chỉ có thể phát hiện ra khi làm giải phẫu bệnh tử thi do các nguyên nhân khác nhau.

3.2. Hoàn cảnh lâm sàng phát hiện ra bệnh

Có 2 lý do làm cho người bệnh phải đi khám bệnh:

– Rối loạn tiểu tiện.

– Các dấu hiệu về u lan toả hoặc đã có di căn.

Các yếu tố chính tạo nên hình ảnh lâm sàng về tiết niệu thường gặp của bệnh lý UTTTL:

– Sự phát triển khối ung thư ở các mức độ khác nhau trong tuyến làm tắc nghẽn lưu thông nước tiểu.

– Sự tắc nghẽn của bàng quang.

– Các triệu chứng kích thích ở đường tiết niệu dưới.

3.2.1. Các dấu hiệu về tiết niệu

– Tiểu khó, tia tiểu nhỏ.

– Tiểu nhiều lần, mức độ khác nhau, tuỳ theo sự kích thích, cảm giác tiểu không hết do có nước tiểu dư trong bàng quang.

– Tiểu vội.

– Tiểu tràn, tiểu không tự chủ.

– Bí tiểu cấp.

3.2.2. Các dấu hiệu di căn, xâm lấn

Đây là các dấu hiệu chính của ung thư, thể hiện sự tiến triển không ngừng của bệnh, khác biệt hẳn so với TSLTTTL, mức độ lan toả phụ thuộc mạnh mẽ vào giai đoạn bệnh, liên quan chặt chẽ đến độ biệt hoá u. Ở giai đoạn muộn, khối ung thư thường nhiều ổ, lan toả xâm lấn bao xơ và di căn, gây ra những rối loạn toàn thân trầm trọng, thể trạng bệnh nhân suy sụp, kết thúc cuối cùng là tử vong.

Các dấu hiệu lan toả thường gặp là:

– Đau xương: 13% triệu chứng đầu tiên là đau xương, 21% đến khám vì đau xương. Quá trình đau xương diễn ra khi có hiện tượng phá huỷ xương tại các ổ di căn xương. Trong các vị trí di căn của UTTTL, xương được coi là đích đến đầu tiên, hay gặp nhất ở xương chậu, cột sống thắt lưng, xương đùi. Di căn xương rầm rộ, giống như hội chứng các rễ thần kinh, một số trường hợp gây chèn ép tuỷ sống, xẹp đốt sống, gãy xương bệnh lý.

– Đau tầng sinh môn: Bệnh nhân có thể đến viện trong tình trạng đau vùng chậu, tầng sinh môn, chèn ép tầng sinh môn gây bí tiểu mạn. Thăm trực tràng TTL rất to, cứng, lổn nhổn nhiều nhân cả 2 thuỳ hoặc mất hẳn rãnh liên thuỳ, các xâm lấn có triệu chứng chèn ép trực tràng: táo bón, trĩ chảy máu từ vừa đến nặng.

– Phù nề chi dưới: Do hạch chậu 1 bên hoặc cả 2 bên chèn ép hệ mạch chi dưới, làm ứ trệ tuần hoàn, phù nề chi dưới, lâm sàng có thể sờ thấy 1 hạch hoặc nhiều hạch lổn nhổn 2 bên bẹn, chụp CT phát hiện các hạch sâu dọc 2 bên hố chậu, 1% BN triệu chứng đầu tiên phù nề chi dưới, 3% đến viện vì sờ thấy hạch bẹn, 30% phát hiện bệnh khi đã có hạch vùng.

– Xuất tinh ra máu:

Túi tinh là vị trí đầu tiên của quá trình phát triển, lan toả tại chỗ của khối u, xâm lấn túi tinh qua 3 con đường .

+ Phát triển vào lớp cơ quanh túi tinh, sau đó vào túi tinh;

+ Thông qua ống dẫn tinh vào thẳng túi tinh;

+ Xâm lấn trực tiếp từ đáy TTL vào thành túi tinh.

3.2.3 Xét nghiệm PSA và bệnh lý tiền liệt tuyến

Kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt PSA (Prostate Specific Antigen) là một glycoprotein được mã hóa bởi gen KLK3, được tiết ra bởi các tế bào biểu mô của tuyến tiền liệt. Phần lớn PSA trong máu được gắn với các protein huyết tương, một lượng nhỏ (khoảng 30%) của PSA không gắn với protein được gọi là PSA tự do dạng này không có hoạt tính phân hủy protein. Ở điều kiện bình thường, chỉ số PSA tồn tại trong máu với nồng độ rất thấp (0 – 4 ng/mL).  Nồng độ PSA sẽ tăng nhẹ theo độ tuổi.

 

PSA cao cảnh báo bệnh lý gì?

Nồng độ PSA trong máu cao hơn bình thường có thể do nhiều nguyên nhân như nhiễm trùng, phì đại, viêm, ung thư tuyến tiền liệt…. Trong những người có nồng độ PSA tăng thì chỉ có khoảng 1/3 trường hợp là bị ung thư. Tuy nhiên, không phải PSA tăng có thể kết luận ung thư tuyến tiền liệt và ngược lại, ung thư tuyến tiền liệt nhưng PSA có thể không tăng. Trên thực tế khoảng 20% số trường hợp người bị ung thư tuyến tiền liệt gặp ở người có nồng độ PSA trong phạm vi bình thường.

Ai nên thực hiện xét nghiệm PSA ?

– Nam giới từ 40 tuổi trở lên

– Gia đình có tiền sử mắc ung thư tuyến tiền liệt: nếu trong gia đình có bố hay anh em thì nên sớm thực hiện xét nghiệm PSA từ độ tuổi 40 để sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt.

– Bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt thể khu trú: xét nghiệm PSA giúp đánh giá được nguy cơ tử vong. 

– Bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt cần theo dõi hiệu quả điều trị bệnh cũng như sớm phát hiện việc tái phát ung thư tuyến tiền liệt. Từ 6 tháng tới 36 tháng người điều trị ung thư tuyến tiền liệt cần xét nghiệm để biết các mức độ PSA tùy theo mức độ nguy cơ của bệnh.

– Cần lưu ý rằng PSA cao chưa thể kết luận ung thư tuyến tiền liệt. Để chẩn đoán chính xác bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm khác như:

– Thăm khám trực tràng bằng ngón tay

– Siêu âm tuyến tiền liệt

– Sinh thiết

– Chụp CT

– Xạ hình xương, PET…

Hiện nay tại bệnh viện ung bướu Nghệ an, chẩn đoán và điều trị ung thư tiền liệt tuyến cũng như xét nghiệm PSA giúp sàng lọc cũng như chẩn đoán ung thư TLT đều được thực hiện thường quy tại bệnh  viện Ung bướu Nghệ An./.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *