Ung thư đại tràng là gì?
Ung thư đại tràng là loại ung thư có nguồn gốc từ đại tràng, một trong những bệnh ung thư phổ biến trên thế giới. Theo thống kê năm 2012 của Globocan, ung thư đại tràng đứng thứ 3 về tỷ lệ mắc (10%), và thứ 4 về tỷ lệ tử vong (8,5%) do ung thư. Tại Việt Nam, ung thư đại tràng nằm trong 10 bệnh ung thư thường gặp.
Các triệu chứng có thể gặp phải với ung thư đại tràng bao gồm:
Ung thư đại tràng thường không được chú ý vì các triệu chứng sớm nghèo nàn và ít gây sự chú ý với người bệnh.
Các triệu chứng sau đây có thể là dấu hiệu của ung thư đại tràng:
- Thay đổi thói quen đại tiện: xen kẽ giữa táo bón và tiêu chảy
- Máu trong phân
- Nhầy trong phân
- Đau bụng quặn cơn, ậm ạch đầy hơi, bí trung tiện, các dấu hiệu của tắc ruột do u lớn làm bít tắc lòng đại tràng
- Cảm giác rằng không đi ngoài hết phân, thường xuyên có cảm giác muốn đi ngoài
- Mệt mỏi
- Giảm cân, thiếu máu không biết lý do
Nguyên nhân – các yếu tố gây ung thư đại tràng
- Yếu tố dinh dưỡng
Liên quan chặt chẽ chế độ ăn nhiều thịt, mỡ động vật, ít chất xơ, thiếu các Vitamin A,B,C,E…
Thực phẩm chứa benzopyren, nitrosamin…
- Tổn thương tiền ung thư
Viêm đại tràng chảy máu
Bệnh Crohn
Polyp đại tràng
- Yếu tố di truyền
Hội chứng Lynch
Các lựa chọn điều trị ung thư đại tràng là gì?
- Phẫu thuật
Mục đích để loại bỏ khối u đại tràng hoặc trực tràng, và một phần mô khỏe mạnh xung quanh khối u đảm bảo lấy tối đa tế bào ung thư.
Phẫu thuật là cách duy nhất chữa khỏi bệnh cho ung thư đại tràng khi còn ở tại chỗ (giai đoạn I – III).
Phẫu thuật khi tắc ruột, vỡ u gây chảy máu…
- Xạ trị
Xạ trị trong một số trường hợp tổn thương di căn, xạ trị triệu chứng.
- Hóa trị
Hoá trị bổ trợ cho bệnh nhân giai đoạn II
Đồng thời, hóa trị đóng vai trò giúp người bệnh ung thư đại tràng kéo dài sự sống, giảm đau đớn, khó chịu khi bước vào giai đoạn cuối.
- Điều trị đích
Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư đại tràng:
- Ăn thức ăn mềm, chia nhỏ, nhai kỹ
- Chia thành 4 ~ 6 bữa ăn 1 ngày, bổ sung bữa phụ
- Nên ăn đồ ăn giàu đạm như trứng, đậu phụ, cá, thịt nạc mềm để bổ sung đầy đủ chất đạm
- Hạn chế đồ uống có chất kích thích như rượu bia; gia vị đậm; đồ uống có caffeine như cà phê, nước có ga (Coca Cola, Pepsi…), trà…
- Thực phẩm khuyên dùng: Khoai tây, súp, bánh bông lan, thịt nạc (lợn, bò, gà), đậu phụ, cá, sữa ít béo, phô mai
- Thực phẩm nên tránh: Khoai tây chiên, bỏng ngô, thịt nhiều mỡ (thịt ba chỉ, sườn, thịt xông khói), rượu, thực phẩm sấy khô
Cách Phòng tránh ung thư đại tràng:
- Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia
- Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, hạn chế tiêu thụ thịt đỏ, thịt nguội (thịt chế biến -bảo quản).
- Nên ăn nhiều hoa quả, rau củ; thể dục thể thao hợp lý.
- Nếu đang làm việc trong môi trường thường xuyên phải tiếp xúc với các chất hóa học, nên tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc an toàn, trang bị đầy đủ đồ bảo hộ khi làm việc.
- Khám sức khỏe định kỳ tầm soát ung thư giai đoạn sớm.