THỊT ĐỎ VÀ UNG THƯ

Có quan điểm cho rằng: Mắc bệnh ung thư phải kiêng hoàn toàn thịt đỏ”. Quan điểm này đúng hay sai?

Theo nghiên cứu Quỹ phòng chống ung thư quốc tế, có mối liên kết giữa lượng thịt đỏ tiêu thụ và nguy cơ mắc các loại bệnh như mỡ máu cao, tim mạch, ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng.

Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta phải loại bỏ hoàn toàn thịt đỏ khỏi chế độ ăn uống. Việc giảm lượng tiêu thụ thịt đỏ một cách hợp lý có thể giúp giảm nguy cơ ung thư và cải thiện sức khỏe tổng quát.

Điều này đặt ra câu hỏi: chúng ta nên ăn thịt đỏ như thế nào để giữ sức khỏe tốt nhất?

Thịt đỏ là thịt của động vật có vú như thịt bò, thịt lợn, thịt dê, thịt cừu…có nguồn cung cấp giá trị dinh dưỡng lớn, giàu protein, sắt, kẽm và vitamin B12 cần thiết cho cơ thể. Những chất dinh dưỡng này rất cần thiết để cơ thể sản xuất các tế bào hồng cầu mới. Nếu thiếu có thể gây ra thiếu đạm, cản trở quá trình lành vết thương, giảm khả năng phòng ngừa nhiễm trùng và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh

Người bệnh ung thư nên ăn thịt đỏ theo khuyến nghị không quá 500g/1 tuần (khoảng 70g mỗi ngày) và nên sử dụng các phương pháp nấu ở nhiệt độ thấp như hấp, luộc thay vì chế biến nướng, quay; chọn thịt tươi thay vì thực phẩm chế biến sẵn. Một người trưởng thành nên ăn khẩu phần đa dạng, cung cấp protein có nguồn gốc động vật gồm thịt đỏ, thịt trắng (gia cầm, thủy hải sản), trứng, sữa và protein có nguồn gốc thực vật gồm các loại đậu đỗ, ngũ cốc nguyên hạt.

Vì vậy để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất hãy lựa chọn thực phẩm phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Hãy cùng nhau chiến thắng ung thư bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *