Những bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu thường không có cảm giác đau, khi bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn 70% bệnh nhân ung thư có biểu hiện đau đớn. Đau do ung thư gây ra là một triệu chứng quan trọng và cần được quan tâm kịp thời. Cảm giác đau đớn sẽ khiến người bệnh khó chịu và suy kiệt về thể chất lẫn tinh thần. Chính vì vậy, thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư không thể thiếu nhằm giúp người bệnh bớt đau, ngủ tốt hơn và có nhiều năng lượng hơn.
Có nhiều loại thuốc giảm đau khác nhau, tùy thuộc vào loại thuốc và tình trạng sức khỏe người bệnh, các bác sĩ sẽ kê đơn theo những cách khác nhau. Một số loại thuốc có thể uống trực tiếp, được tiêm vào tĩnh mạch hoặc dưới dạng miếng dán.
Với những cơn đau nhẹ, thuốc giảm đau không Opioid sẽ là lựa chọn phù hợp, ví dụ như thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDS), bao gồm Ibuprofen, Paracetamol…, được trình bày trong Bảng 1.
Bảng 1. Thuốc giảm đau không opioid
Tên thuốc và đường dùng | Liều bắt đầu | Khoảng cách dùng | Liều tối đa hàng ngày | Lưu ý |
ParacetamolĐường uống, đường tiêm | Người lớn:0,5g – 1g | 4 – 6 giờ/lần | 4 g | – Giảm liều hoặc không dùng cho người bị bệnh gan- Dùng quá liều có thể gây ngộ độc với gan |
IbuprofenĐường uống | Người lớn:0,4 g | 6 – 8 giờ/lần | Người lớn: 2.4g – 3.2g | – Nếu dùng kéo dài phải dùng kèm các thuốc dự phòng các phản ứng có hại của thuốc này đối với dạ dày, ruột)- Dùng liều thấp ở người bị bệnh gan nặng |
DiclofenacĐường uốngĐường tiêm | Người lớn:25 – 75mg | 8 – 12 giờ/lần | 150mg | |
Meloxicam Đường uốngĐường tiêm | Người lớn:7,5 – 15mg | 24 giờ/lần | 15mg | |
Piroxicam Đường uốngĐường tiêm | Người lớn: 20mg | 24 giờ/lần | 20mg | -Nguy cơ gây xuất huyết dạ dày, ruột.-Nếu dùng kéo dài phải dùng kèm các thuốc dự phòng các phản ứng có hại của thuốc này đối với dạ dày, ruột)-Tránh dùng cho người bị bệnh gan. |
Paracetamol 325mg + Tramadol 37,5mgĐường uống | Người lớn:1 – 2 viên | 4 – 6 giờ/lần | 8 viên | Tránh dùng cho người bị bệnh suy gan nặng |
Paracetamol 500mg + Codein 30mgĐường uống | Người lớn:1 – 2 viên | 4 – 6 giờ/lần | 6 viên | Tránh dùng cho người bị bệnh gan nặng. |
Một số thuốc hỗ trợ trong điều trị đau được thể hiện trong bảng 2
Bảng 2. Các thuốc hỗ trợ trong điều trị đau và cách sử dụng
Tên thuốc – Đường dùng | Liều lượng – Cách dùng | TDKMM |
Nhóm Corticoid | ||
Prednisolon | Người lớn: 20- 80mg, uống vào buổi sáng sau khi ăn. | Tăng đường máu, lo âu, chứng loạn thần steroid, bệnh cơ, tiêu hóa… |
Dexamethason | Người lớn: 8- 20mg, uống vào buổi sáng sau khi ăn, hoặc tiêm tĩnh mạch. | |
Nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng | ||
Amitriptylin | Người lớn: 5 – 25 mg ( tối đa 200mg)/ngày,uống trước khi đi ngủ | Lơ mơ, hạ huyết áp tư thế đứng, nếu quá liều có thể gây độc thần kinh tim |
Nhóm thuốc chống co giật | ||
Gabapentin | Người lớn: Liều khởi đầu: 300mg trước khi đi ngủ. Sau 2 ngày, tăng lên 300 mg/lần x 2 lần/ngày. Sau 2 ngày tiếp theo tăng lên 300 mg/lần x 3 lần/ngày. Tiếp tục tăng lên theo nhu cầu, liều tối đa 3.600mg/ngày | Gây ngủ gà mỗi khi tăng thêm liều |
Thuốc an thần | ||
Diazepam | 2 – 10mg uống hoặc tiêm tĩnh mạch, 2 – 3 lần/ngày | Ngủ gà, mất điều hòa vận động |
Nhóm bisphosphonate (dùng cho giảm đau trong ung thư di căn xương) | ||
Pamidronat | 60 – 90 mg truyền tĩnh mạch, 4 tuần/lần | Giảm canxi máu.Sốt, giả cúm trong 1 – 2 ngày |
Acid Zoledronic | 4 mg truyền tĩnh mạch, 4 – 8 tuần/lần |
Với các cơn đau mức độ trung bình đến nặng, đặc biệt trên bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối thì thuốc giảm đau nhóm Opioid là lựa chọn thích hợp, giúp cải thiện được chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các loại thuốc và cách sử dụng các thuốc thuộc nhóm này được trình bày trong Bảng 3.
Bảng 3. Các thuốc opioid và cách sử dụng
Tên hoạt chất | Dạng bào chế | Liều dùng – Cách dùng | Lưu ý |
Morphin sulfat | Morphin 30mgViên nang | Liều uống trung bình 30mg, cứ 12 giờ/lần. Liều thay đổi tùy theo mức độ đau, liều có thể tăng lên 60mg, 90mg hoặc phối hợp với thuốc khác để được kết quả mong muốn. | |
Osaphine 10mgDung dịch tiêm | Đau vừa đến nặng: Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da 5 – 10mg, 4 giờ /lần nếu cần. | ||
Fentanyl | Durogesic 25mcg/h | Dán 72 giờ/một miếng tại vùng ngực và đùi | -Chỉ dùng trong đau mạn tính.-Không dùng cho cơn đau đột xuất.- Không dùng khi người bệnh đang sốt, ra nhiều mồ hôi, thể trạng gầy.- Cần dùng thêm thuốc giảm đau tác dụng nhanh cho đến khi miếng dán phát huy tác dụng sau 12 – 18 giờ.- Miếng dán mới nên được dán ở một vùng da khác sau khi gỡ bỏ miếng dán trước đó. |
Tài liệu tham khảo:
1. Fallon M., GiustiF R., et al. (2018), “Management of cancer pain in adult patients:
2. ESMO Clinical Practice Guidelines”, 29 (4) pp. iv166–iv191.
3. Tờ hướng dẫn sử dụng
4. Dược thư quốc gia năm 2018