Ung thư cổ tử cung đang là mối lo ngại của rất nhiều chị em bởi đây là căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi dưới 35. Tuy nhiên, ung thư cổ tử cung bạn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Ngày nay, phương pháp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm tế bào âm đạo đang được chị em tin dùng bởi đơn giản mà mang lại hiểu quả vô cùng to lớn.
- Xét nghiệm tế bào âm đạo là gì?
Xét nghiệm tế bào âm đạo là một xét nghiệm đơn giản, được tiến hành bằng cách lấy tế bào âm đạo nhuộm rồi soi dưới kính hiển vi. Xét nghiệm này được sử dụng để tìm những phụ nữ có nguy cơ ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm thường xuyên có thể giúp phát hiện bệnh sớm lên đến tỷ lệ 90%.
- Vì sao xét nghiệm này quan trọng đối với phụ nữ?
Trên thế giới, cứ 2 phút trôi qua là có một phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung là một bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa và chữa trị được nếu phát hiện sớm. Do đó, hàng năm phụ nữ đã lập gia đình hoặc đã có quan hệ tình dục nên đi khám phụ khoa và làm xét nghiệm này để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Đây là một xét nghiệm ít tốn kém, đơn giản và giúp cho người phụ nữ hoàn toàn có thể phòng tránh được căn bệnh này
- Nguyên nhân gây Ung thư cổ tử cung:
- Nhiễm virut u nhú ở người hay còn gọi là virut HPV.
- Virut HPV lây từ người này sang người khác theo đường tình dục
- 80% phụ nữ có quan hệ tình dục đều có nguy cơ lây nhiễm virut HPV.
- Tuy nhiên, tùy cơ địa từng người virut HV tự đào thải ra khỏi cơ thể, nhưng ở một số phụ nữ thì virut HPV vẫn nằm ở Cổ tử cung và diễn biến thành Ung thu cổ tử cung.
- Thời gian tiến triển Ung thư cổ tử cung là từ 10 đến 15 năm nên việc phát hiện sớm vô cùng cần thiết để phòng ngừa bệnh
- Ngoài ra nếu viêm nhiễm cổ tử cung tái đi tái lại nhiều lần cũng có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung.
- Bao lâu thì người phụ nữ cần làm xét nghiệm tế bào âm đạo một lần?
- Với phương pháp PAPSMEAR truyền thống: Mỗi năm 1 lần
- Với máy xét nghiệm CELLPREP 4.63: Mỗi 3 năm 1 lần
Tuy nhiên khi khám phụ khoa, nếu bác sỹ phát hiện có dấu hiệu bất thường thì người phụ nữ cần làm xét nghiệm định kỳ để bác sỹ xác định tình trạng bệnh nhằm có biện pháp điều trị thích hợp và đúng lúc.
- Xét nghiệm tế bào âm đạo được làm như thế nào?
Tại các cơ sở y tế, người phụ nữ được bác sỹ hoặc nữ hộ sinh khám phụ khoa và lấy một ít dịch từ cổ tử cung để làm mẫu bệnh phẩm. Việc khám và lấy mẫu bệnh phẩm này hoàn toàn không gây đau hoặc có hại gì
- Thời điểm tốt nhất để làm xét nghiệm này?
Sau khi sạch kinh 1 tuần.
- Nếu có dấu hiệu của tiền ung thư trên thì sao?
Điều đó không có nghĩa là người phụ nữ bị ung thư cổ tử cung, nhưng người phụ nữ đó có nguy cơ phát triển thành ung thư nếu không được điều trị kịp thời
(Tiêm phòng Vaccin phòng ngừa ung thư cổ tử cung chỉ có tác dụng đối với phụ nữ chưa có quan hệ tình dục. Do đó phụ nữ đã có quan hệ tình dục nên làm xét nghiệm “Tế bào Âm Đạo” mỗi năm một lần để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung)
- Để có kết quả đáng tin cậy phụ nữ có thể làm xét nghệm này ở đâu?
Tại Bệnh viện Ung bướu Nghệ An chúng tôi có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị tiên tiến, hiện đại để thực hiện tốt kỹ thuật xét nghiệm tế bào âm đạo.
Địa chỉ: 60 Tôn Thất Tùng, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Để được đặt lịch trực tuyến hoặc hỗ trợ trực tiếp, vui lòng liên hệ:
Website: http://benhvienungbuounghean.vn/
Hotline: 1900.0.6868.1
Fanpage: https://www.facebook.com/BenhVienUngBuouNgheAn/
Hiện nay Bệnh viện Ung bướu Nghệ An đã trang bị máy CELLPREP PLUS để làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung với công nghệ THỔI đầu tiên trên thế giới đưa ra độ chính xác hơn trong tầm soát Ung thư cổ tử cung.
Tài liệu này do Hội đồng khoa học kỹ thuật biên soạn dưới sự chủ trù của Ts. Nguyễn Quang Trung – Giám đốc Bệnh viện với sự cố vấn chuyên môn của:
- Giáo sư Nguyễn Vượng: Nguyên chủ nhiệm bộ môn Giải phẫu bệnh – Trường Đại học Y khoa Hà Nội.
- Tiến sĩ. BS Trần Hữu Thắng: Phó Chủ tịch Tổng hội y học Việt Nam.
- Bác sĩ ERIC SUBA: Giám đốc Chương trình Phòng chống Ung thư cổ tử cung Việt Nam – Hoa Kỳ
- Trung tâm Hợp tác nghiên cứu Ung thư &Phát triển Sức khỏe Cộng đồng (CCRC).