U tuyến giáp lành tính là những khối u chứa chất rắn hoặc lỏng hình thành trong tuyến giáp – một tuyến nhỏ nằm trước vùng cổ, ngay trên xương ức. Hầu hết u tuyến giáp là lành tính, nhưng có khoảng 5% là ác tính (ung thư tuyến giáp). Tỷ lệ mắc bệnh về tuyến giáp tăng lên theo tuổi và thường gặp nhiều ở phụ nữ (5 nữ/1 nam). Các bệnh về tuyến giáp thường bị bỏ sót do hầu như không có triệu chứng trong giai đoạn đầu. Để có biện pháp điều trị kịp thời, cách tốt nhất là tầm soát, sàng lọc sớm. Người dân nên đi khám ngay khi thấy các triệu chứng: sờ thấy có khối u ở cổ, nổi hạch to ở cổ, khàn giọng, nuốt vướng, khó nuốt, khó thở, đau trong họng hoặc vùng cổ.
Đốt sóng cao tần điều trị u lành tuyến giáp là phương pháp hủy khối u bằng nhiệt gây ra do sự ma sát của các i-on trong mô dưới tác động của dòng điện xoay chiều có tần số cao, nằm trong khoảng sóng âm thanh. Một điện cực được đặt ở trung tâm khối u và duy trì nhiệt độ phá hủy từ 60 -100°C. Dòng điện từ máy được truyền vào khối u qua một điện cực dạng kim, dòng sóng radio được truyền vào đầu kim và sinh nhiệt. Nhiệt do ma sát làm khô mô xung quanh dẫn đến làm mất nước trong tế bào và hoại tử đông khối u.
Hình ảnh trước và sau điều trị bằng phương pháp đốt u tuyến giáp
- Vô khuẩn vùng cổ với cồn iod
- Gây tê khoang quanh tuyến giáp với Lidocain
- Đốt bướu nhân giáp bằng sóng cao tần dưới sự hướng dẫn của siêu âm.Các bác sĩ vừa đốt bướu tuyến giáp vừa trò chuyện cùng bệnh nhân
Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật
Đây là phương pháp điều trị có độ an toàn cao, do không phải rạch da xâm lấn, không cần gây mê nên quá trình theo dõi và tái khám sau đốt sóng cao tần cũng tương đối đơn giản. Sau đốt sóng cao tần, bệnh nhân chỉ cần nằm lại theo dõi từ 30 phút đến 1 tiếng rồi có thể ra về, sinh hoạt và làm việc bình thường, không cần kiêng cữ hay hạn chế gì cả.
Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?
Với những trường hợp tốc độ giảm thể tích sau 9 -12 tháng chưa đạt kỳ vọng, có thể đốt thêm lần 2 để đạt hiệu quả tối đa. Sau đó bệnh nhân nên tái khám định kỳ 1 năm 1 lần trong 5 năm.
Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này
Nên kiểm tra định kỳ: Sau 1,2,6 và 12 tháng, sau đó 1 năm 1 lần trong 5 năm.
Siêu âm, dopple màu
Xét nghiệm TFP sau 1 tháng
Chụp cắt lớp vi tính chọn lọc,…