Ung thư dạ dày là biểu hiện của sự phát triển tế bào ung thư trong lớp lót dạ dày. Các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày thường xuất hiện ở giai đoạn tiến triển của ung thư. Đây cũng là lí do gây khó khăn trong việc chẩn đoán cho đến khi bệnh lan ra các bộ phận khác trên cơ thể. Điều quan trọng trong việc ngăn ngừa và phát hiện sớm đó chính là trang bị đầy đủ kiến thức về căn bệnh này để hỗ trợ quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Nguyên nhân gây ung thư dạ dày?
Dạ dày là một phần trên của đường tiêu hóa, có nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn và vận chuyển các chất dinh dưỡng. Ung thư dạ dày xảy ra khi tế bào khỏe mạnh trong hệ thống tiêu hóa phân chia và phát triển thành tế bào ung thư. Các tế bào ung thư tích tụ thành khối u có thể xâm chiếm các cấu trúc xung quanh. Ung thư dạ dày có xu hướng phát triển chậm trong nhiều năm.
Ung thư dạ dày có liên quan trực tiếp đến khối u trong dạ dày. Tuy nhiên, có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển các tế bào ung thư:
Các triệu chứng ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày giai đoạn sớm thường ít gây ra các triệu chứng. Đây cũng là lí do gây khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh. Một số dấu hiệu có thể xuất hiện trước tiên cảnh báo ung thư dạ dày cần chú ý như:
– Khó chịu, đau vùng bụng thường ở trên rốn, đau nhiều sau khi ăn.
– Chán ăn, dễ no và đầy bụng ngay sau khi ăn một bữa nhỏ, giảm cân đột ngột.
– Buồn nôn, nôn và có thể lẫn máu.
– Ợ nóng, đầy hơi, khó tiêu.
– Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
– Trong phân có lẫn máu.
Khi cơ thể có những triệu chứng trên, thì có khả năng chúng ta đã bị các vấn đề tiêu hóa như mắc virus dạ dày hoặc viêm loét và ung thư dạ dày. Chúng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các loại ung thư khác. Vì vậy, ngay khi gặp một trong những triệu chứng trên bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện thực hiện những kiểm tra cần thiết để nhận biết tình trạng bệnh và điều trị sớm nhất.
Một số lưu ý để ngăn ngừa bệnh
Ung thư dạ dày thường rất khó phát hiện và có diễn biến bệnh phức tạp, để ngăn ngừa nguy cơ ngoài việc thường xuyên kiếm tra tầm soát ung thư thường xuyên, bạn cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo sức khỏe cho mình và người thân:
– Hạn chế ăn quá nhiều các loại thịt đỏ, đồ muối chua hoặc thịt đã qua chế biến.
– Tăng cường các thực phẩm như rau xanh, trái cây.
– Ăn uống sinh hoạt điều độ, đúng giờ.
– Thường xuyên vận động và tập thể dục để nâng cao sức đề kháng.
– Chú ý đến các biểu hiện cảnh báo bệnh.
– Ăn uống sinh hoạt điều độ, đúng giờ.
Nguồn: http://www.khoevadep.vn/nhung-dieu-ai-cung-can-biet-ve-ung-thu-da-day-de-ngan-ngua-va-nhan-biet-som-nhat-d66037.html