1. Đại cương về hạch bạch huyết:
Hạch bạch huyết nằm ở nhiều nơi trên cơ thể và có kích thước không quá to (thường chỉ vài milimet). Hệ thống hạch có chức năng như hệ miễn dịch của cơ thể giúp tiêu diệt các vi khuẩn, virus và tế bào lạ khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Chỉ đến khi hoạt động mạnh để chống lại bệnh tật hoặc có bệnh lý tăng sinh tổ chức hạch mới sưng to. Hiện tượng nổi hạch biểu hiện bẳng việc xuất hiện các khối nằm cổ, nách, bẹn, dọc cẳng tay, cạnh khuỷu, ổ bụng, trung thất…
2. Nguyên nhân làm hạch bạch huyết to?
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ miễn dịch, các tế bào miễn dịch trong hạch được sản xuất tăng lên cùng với xác các đại thực bào và tác nhân ngoại lai làm cho hạch bị sưng lên và có thể gây đau. Các nguyên nhân chính khiến hạch to gồm:
- Virus: thủy đậu, sởi, cúm, HIV…
- Vi khuẩn: liên cầu, tụ cầu, lao, giang mai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục…
- Ung thư: Nguồn gốc có thể bắt nguồn từ chính các hạch bạch huyết(U Lympho Hodgkin, U Lympho không Hodgkin,…) hoặc các tế bào máu(Lơ xê mi cấp, lơ xê mi kinh xâm lấn hạch). Cũng có thể ung thư di căn hạch từ một cơ quan khác trong cơ thể. Ví dụ, ung thư vú, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư buồng trứng….có thể di căn đến các hạch bạch huyết.
3. Khi nào cần đi khám?
Một số hạch bạch huyết to sẽ trở lại bình thường khi tình trạng nhiễm trùng được cải thiện. Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu các hạch bạch huyết bị phát triển to của bạn có một số triệu chứng sau:
- Đã xuất hiện không có lý do rõ ràng
- Tiếp tục to lên hoặc đã có mặt trong hai đến bốn tuần
- Cảm thấy cứng chắc hoặc không di chuyển khi bạn đẩy chúng
- Đi kèm với sốt liên tục, đổ mồ hôi đêm hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân.
4. Bạn sẽ phải làm xét nghiệm gi để chẩn đoán nguyên nhân hạch to?
Tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An, với đội ngũ nhân viên y tế chuyên sâu giàu kinh nghiệm sẽ hỏi bệnh sử, thăm khám lâm sàng đồng thời chỉ định một số các xét nghiệm cần thiết như siêu âm (để đánh giá hình thái hạch, số lượng hạch, liên qua hạch và các cơ quan lân cận, chọc hút tế bào hạch, sinh thiết hạch, xét nghiệm máu…để tìm ra chính xác nguyên nhân gây hạch to. Sau đó các bác sỹ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp cho bạn.
Nguồn tham khảo: Bệnh viện 108