LƯU Ý KHI TIÊM VẮC-XIN COVID 19 CHO NGƯỜI UNG THƯ MÁU

Đại dịch covid 19 đang ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe toàn cầu. Trong đó, nhóm bệnh nhân ung thư, bệnh mãn tính đang chịu ảnh hưởng lớn. 

Nhiều người bị ung thư đang tự hỏi liệu có nên tiêm vaccin phòng Covid 19 hay không?

Như chúng ta đều biết rằng khi một người có một tình trạng bệnh lý nền tiềm ẩn, chẳng hạn như ung thư hoặc bệnh tim mạch sẽ khiến người đó có nhiều nguy cơ tiến triển nặng và rất nặng khi nhiễm vi-rút COVID-19. Do đó câu trả lời ngắn gọn là đối với hầu hết người trưởng thành bị ung thư hoặc có tiền sử ung thư, nên TIÊM VACCIN PHÒNG COVID 19.

Tuy nhiên, nhóm bệnh nhân ung thư máu là nhóm bệnh lý có liên quan đến suy giảm miễn dịch có những lưu ý gì khác đối với Vaccin phòng Covid 19.

NÊN TIÊM VẮC-XIN COVID 19 CHO NGƯỜI BỊ BỆNH MÁU ÁC TÍNH

Theo các nghiên cứu, tỷ lệ tử vong và diễn biến nặng ở nhóm bệnh nhân mắc bệnh máu ác tính là cao hơn các nhóm bệnh nhân khác do đặc điểm của bệnh là ảnh hưởng trực tiếp đến những tế bào sinh máu, các tế bào sinh kháng thể kháng virus. 

Các phương pháp điều trị ung thư máu cần sử dụng nhiều loại thuốc, hóa chất và các phương pháp điều trị tế bào gốc gây suy giảm hệ miễn dịch của người bệnh.

Chính vì thế, người bị bệnh máu, đặc biệt bệnh nhân ung thư máu là nhóm đối tượng cần được ưu tiên tiêm vắc xin, tuy nhiên sẽ phải có những lưu ý. Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, vắc xin Covid-19 an toàn với người bệnh ung thư máu.

HIỆU QUẢ CỦA VẮC-XIN COVID 19 ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ BỆNH MÁU ÁC TÍNH

So với người bình thường, người bị bệnh máu ác tính có điều trị thuốc giảm tế bào, giảm miễn dịch hoặc đã điều trị ghép tế bào gốc tạo máu sẽ giảm hiệu quả hơn do sinh ra lượng kháng thể thấp hơn.

Tuy nhiên việc tiêm vaccin vẫn đạt hiệu quả nhất định kháng virus Covid 19 giúp giảm khả năng nhiễm bệnh, diễn biến nặng của bệnh.

Số liệu mới nhất của tạp chí ung thư châu Âu đưa ra, chỉ có 25% bệnh nhân không sinh kháng thể, còn 75% bệnh nhân mắc bệnh máu ác tính.

THỜI ĐIỂM TIÊM VẮC-XIN COVID 19

Bệnh nhân bị bệnh máu ác tính cần điều trị hóa chất hoặc liệu pháp miễn dịch nên được tiêm vaccin trước khi điều trị. Những trường hợp khẩn cấp không nên trì hoãn điều trị để chờ vaccin.

Đối với nhóm bệnh nhân Bạch cầu cấp dòng tủy, có thể tiêm vaccine sau khi điều trị hóa chất nếu xét nghiệm bạch cầu trung tính ổn định.

Đối với bệnh nhân Bạch cầu kinh dòng hạt, bệnh nhân tăng sinh tủy, đa u tủy xương nên tiêm vaccine sớm nếu không có các yếu tố chống dị ứng về mặt dị ứng và các xét nghiệm ổn định.

Đôi với bệnh nhân rối loạn dòng bạch cầu lympho có điều trị thuốc trúng đích như Rituximab, phải tiêm sau khi dừng điều trị Rituximab ít nhất 4 tháng, và sau tiêm mũi 2 ít nhất 2 tuần trước khi dùng Rituximab.

Đối với bệnh nhân có ghép tế bào gốc tạo máu, liệu pháp miễn dịch tế bào hoặc thuốc ức chế miễn dịch có thể tiêm vaccin Covid 19 sau 3 tháng từ khi kết thúc điều trị.

MỘT SỐ PHẢN ỨNG SAU TIÊM

– Tăng phản ứng hệ thống hạch vùng vị vùng tiêm. 

– Tăng sinh dòng bạch cầu lympho

– Sốt sau tiêm

Do đó, các bác sĩ cần xem xét kĩ lưỡng để tránh nhầm lẫn giữa phản ứng phụ và biểu hiện tiến triển của bệnh ung thư máu.

Tài liệu tham khảo:

1. Viện Huyết học truyền máu trung ương

2. Khoa Huyết học Lâm sàng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *