Dinh dưỡng ung thư đại trực tràng

Ung thư đại trực tràng và các phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng đến khả năng cơ thể tiêu hóa thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng.  Để nâng cao thể trạng trong và sau điều trị người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị kèm theo chế độ ăn khoa học là điều vô cùng quan trọng.

 

  1. Nguyên tắc dinh dưỡng chung bệnh nhân ung thư đại trực tràng

– Mục đích:

 Hạn chế tác dụng phụ trong quá trình điều trị: buồn nôn, chán ăn, chống nhiễm khuẩn, nhanh lành vết thương,..

 Duy trì cân nặng, tạo cảm giác thoải mái, duy trì sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.

– Nguyên tắc dinh dưỡng chung.

  Chia thành nhiều bữa 6-8 bữa/ngày.

 Chế biến món ăn hợp khẩu vị người bệnh và phù hợp giai đoạn bệnh.

 Uống đủ nước: 40ml/kg/ngày.

 Vận động nhẹ: 15-30 phút/ngày tùy thể trạng người bệnh.

 Ăn đúng: đúng giai đoạn bệnh, đúng thể trạng người bệnh.

 Ăn đủ 4 nhóm chất: Đạm, béo, tinh bột, vitamin – khoáng chất.

* Thực phẩm nên dùng: Nên bổ sung đa dạng và đủ 4 nhóm thực phẩm thiết yếu: Tinh bột, đạm, chất béo, vitamin & khoáng chất

– Tinh bột: gạo, ngô, ngũ cốc nguyên hạt, bún, phở, các loại khoai củ,..

– Chất đạm:

Đạm động vật: Thịt từ các loại động vật (bò, lợn, ngan, gà, vịt,…); cá, trứng,…

– Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo, mỗi người không nên ăn quá 300g thịt đỏ một tuần. Riêng bệnh nhân ung thư đang hóa trị thì có thể ăn đến 500g/tuần để bổ sung lượng hồng cầu bị mất khi hóa trị.

– Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra trong các loại rau chứa nhiều chất chống oxy hóa, đây là “khắc tinh” của những tiền chất gây ung thư. Do vậy khi ăn thịt đỏ nên dùng kèm với nhiều loại rau có màu sắc khác nhau để gia tăng tối đa hàm lượng chất chống oxy hóa. Nên dùng các loại thảo mộc giàu chất chống oxy hóa như sả, gừng, hành, tỏi và dầu ô liu để ướp thịt. Ưu tiên ăn thịt trắng nhiều hơn thịt đỏ, hoặc thay thế một phần đạm động vật bằng đạm thực vật như (đậu đỗ, giá,..)

– Các loại sữa chuyên biệt dành cho bệnh nhân ung thư chứa hàm lượng EPA và hàm lượng đạm cao, ít lactose :Prosure, Lean max hope, Fortimel, Forticare…

– Chất béo: Bổ sung thực phẩm nhiều omega-3 : cá hồi, cá biển, dầu lạc, dầu vừng, dầu mè, quả óc chó, hạt điều,..

– Vitamin và khoáng chất:

 Sử dụng các thực phẩm giàu vitamin E, A, C, Selen có khả năng chống oxy hóa: cà rốt, bí đỏ, ớt chuông, rau ngót, rau muống,  rau khoai, rau mồng tơi, quả đậu bắp, cam , bưởi,…

 Sữa chua, các loại sữa lên men chứa các lợi khuẩn tốt cho cơ thể.

*Thực phẩm hạn chế dùng:

Thực phẩm chứa nhiều acid béo no, chứa nhiều chất béo trans, chế biến nhiệt độ cao, chế biến sẵn: Thịt nướng, hun khói, rán, quay, đồ hộp, mì tôm, giò, chả, xúc xích…

  1. Dinh dưỡng trong giai đoạn truyền hóa chất.

Trong giai đoạn truyền hóa chất , bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như:

– Buồn nôn, nôn:

 Ăn thức ăn ít mùi, nguội, chế biến thanh đạm (luộc, hấp,…)

 Ăn sau 30 phút từ khi uống thuốc chống nôn

 Không để tình trạng quá đói hoặc quá no

 Uống nước gừng, ngậm lát gừng tươi.

Đầy bụng, chướng bụng, ăn không tiêu:

 Sử dụng các thực phẩm dễ tiêu như: Nước cam, nước cháo, nước gừng, …

 Viêm, loét niêm mạc miệng

 Chọn thực phẩm tươi non, đặc biệt một số tp có tính kháng khuẩn: diếp cá, tía tô cho thêm vào khi chế biến

 Chế biến dạng mềm, dễ nuốt như cháo, soup, bún , phở….nên bổ sung tăng lượng thịt, cá, trứng… vào trong khi chế biến, để nguội rồi ăn

 Tăng cường uống nước tránh khô niêm mạc miệng: nước lọc, nước ép rau củ quả, sinh tố hoa quả, nước mía…

 Tăng cường các sản phẩm sữa cao năng lượng dễ hấp thu, nếu suy kiệt nuôi dưỡng tĩnh mạch bổ sung

 Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ: súc miệng nước chè xanh, nhai kẹo cao su sau ăn…

Bệnh nhân sốt cao:

 Bổ sung nước

 Ăn thức ăn lỏng như soup, bún, phở, thức ăn loãng cùng thịt lợn, bò, gà,…

 Nước hoa quả, sinh tố: như cam, chanh, bưởi, …

 Các loại nước ép củ quả, rau xanh: nước ép cà rốt, cà chua,cần tây…

 Bổ sung sữa chua

 Không nên uống nước mát,nước đá lạnh.

 Nên ăn thêm gia vị có tính kháng khuẩn trong chế biến: tỏi, tiêu, gừng, húng quế, diếp cá

Hạ bạch cầu:

 Ăn đủ khẩu phần, đủ chất dinh dưỡng, ăn sạch tránh nhiễm khuẩn từ thức ăn

 Tăng cường các thực phẩm có tính kháng khuẩn : Gừng, sả, tỏi, tiêu, diếp cá, húng quế, mật ong, …

–  Hạ hồng cầu:

 Tăng cường thực phẩm giàu sắt như: Thịt bò, gan, tim động vật, …

 Đồng thời bổ sung các thực thực phẩm giàu vitamin C để tăng hiệu quả hấp thu sắt

  1. Dinh dưỡng ngoại khoa ung thư đại trực tràng.

 Một số lưu cho bệnh nhân giai đoạn trước, sau giai đoạn phẫu thuật.

Trước hôm phẫu thuật:

 Ăn mềm lỏng, dễ tiêu , hạn chế chất xơ,…

 Nhịn ăn nhịn uống 4 tiếng trước khi phẫu thuật.

 Sau phẫu thuật:

 Cho bệnh nhân ăn sớm sau khi tỉnh mê

 Khởi động ruột: nước cháo loãng, nước hoa quả,..

 Sau 3 ngày trở lên|: BN ăn chế độ đặc dần lên, cháo đặc, cơm nát, soup miếng,..

 Hạn chế chất xơ không hòa tan ít nhất hai tuần.

 Bổ sung các thực phẩm giàu sắt ( thịt bò, thịt lợn, trứng,…); thực phẩm giúp nhanh lành vết thương từ kali, kẽm ,…(chuối, cà rốt, bơ, hàu, cá, cua, tôm,…).

 Bổ sung các loại rau củ quả giàu vitamin C : cam, bưởi, đu đủ,… giúp tăng khả năng hấp thu sắt rất cần thiết cho bệnh nhân sau mổ.

Dinh dưỡng hợp lý là nền tảng cho sức khỏe

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *