Chườm lạnh và chườm nóng là hai cách rất thông dụng và dễ dàng mà chúng ta hay thực hiện để giảm đau. Tuy nhiên, để áp dụng chườm nóng hay chườm lạnh mang lại hiệu quả nhất khi nào thì không phải ai cũng biết?
- Sử dụng chườm nóng và chườm lạnh để giảm đau:
Cả hai cách chườm nóng và chườm lạnh đều có thể giúp giảm đau. Tuy nhiên, bạn có thể rất hay gặp bối rối không biết nên sử dụng hình thức nào để phù hợp tại những thời điểm khác nhau.
- Những nguyên tắc cơ bản có thể hữu ích cho bạn:
- Sử dụng chườm lạnh để giảm đau cấp tính hoặc những chấn thương, viêm mới.
- Sử dụng chườm nóng để giảm đau mạn tính hoặc chấn thương từ một ngày trở đi.
Cuối cùng, bạn cần chọn lựa giải pháp nào hiệu quả nhất tốt đối với bạn. Nếu chườm lạnh khiến bạn không cảm thấy dễ chịu thì chườm nóng sẽ mang lại cho bạn thoải mái hơn.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là cần tùy thuộc vào loại chấn thương. Những loại chấn thương khác nhau cần có cách thức điều trị khác nhau để có thể chữa lành hợp lí. Cần lưu ý chườm nóng và lạnh đều không thể thay thế cho các giải pháp y tế.
- Chườm nóng
Chườm nóng giúp giãn cơ. Đó là lí do tại sao các cơ làm việc quá sức sẽ đáp ứng tốt nhất với chườm nóng. Nhiệt giúp kích thích lưu thông máu, giãn cơ và làm giảm đau.
- Chườm nóng làm việc như thế nào?
Các khối cơ khi làm việc quá sức sẽ bị đau do chất hóa học có tên là axit lactic. Axit này được tích lũy lại khi các cơ phải chịu tác động của nhiều lực và thiếu oxy. Khi giảm lưu thông máu đến khu vực bị tổn thương, axit lactic sẽ tích tụ lại và gây đau cơ. Chườm nóng sẽ giúp tái lưu thông máu và tăng tốc độ đào thải axit lactic của cơ.
- Khi nào sử dụng chườm nóng?
Nhiệt là giải pháp tốt nhất để giảm đau mạn tính. Đau mạn tính là loại đau kéo dài và tái phát.
Nhiệt làm tăng cấp máu, kích thích thải trừ chất độc và nó cũng giúp thư giãn cơ làm giảm đau.
Nếu bạn bị chấn thương liên tục, bạn nên chườm nóng trước khi tập luyện. Chườm nóng sau khi tập có thể làm trầm trọng thêm cơn đau hiện có.
- Có hai loại chườm nóng:
+ Chườm nóng cục bộ ở những vị trí đặc biệt với:
Chai nước nóng
Túi chườm nóng
Nhiệt ẩm (khăn nhúng nước ấm)
Khăn ấm
+ Chườm nóng toàn thân sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn bằng cách:
- Tắm nước ấm
- Xông hơi
- Mẹo để chườm nóng
- Tránh để tiếp xúc trực tiếp với các thiết bị nhiệt
- Bọc kĩ nguồn nhiệt vào khăn để tránh bỏng
- Tránh sử dụng chườm nóng toàn thân trong thời gian dài
- Chườm lạnh
Thông thường, lạnh được sử dụng để giúp vết thương lành lại. Khi cơ thể bị chấn thương, các mô tổn thương sẽ bị viêm và có thể gây sưng, đỏ và đau.
Sưng là do đáp ứng của cơ thể với chấn thương. Không may là sưng cục bộ gây chèn ép những mô xung quanh và dẫn đến đau.
Những bằng chứng cho thấy tác dụng giảm đau của chườm lạnh không mạnh bằng chườm nóng.
- Chườm lạnh tác động như thế nào?
Hơi lạnh làm tê liệt chấn thương. Chườm Lạnh làm các mạch máu co lại và giảm lưu thông máu, nó sẽ làm giảm ứ dịch ở các khu vực bị tổn thương.
Hơi Lạnh có tác dụng hỗ trợ kiểm soát viêm và sưng. Và nó có thể giảm đau nhưng không thể điều trị được bệnh lí nguyên nhân.
- Khi nào sử dụng chườm lạnh?
Lạnh là giải pháp tốt nhất cho các trường hợp đau cấp do những tổn thương mới của các mô (viêm cấp). Lạnh được sử dụng cho những chấn thương mới, đỏ, viêm hoặc nhạy cảm.
Chườm lạnh cũng có thể giảm viêm và đau sau khi luyện tập vì đây cũng là một loại viêm cấp. Tuy nhiên, không giống như nhiệt, bạn nên chườm lạnh sau khi tập luyện. Chườm lạnh có thể giúp giảm viêm sau tập luyện.
Chườm lạnh đôi khi cũng được sử dụng để giảm đau mạn tính.
- Các loại chườm lạnh
+ Lạnh chỉ nên dùng cục bộ. Bạn không bao giờ nên chườm lạnh quá 20 phút liên tục. Bạn có thể chườm lạnh bằng:
- Túi đá
- Khăn lạnh (khăn được bọc kín trong túi nilon và để ở ngăn đá khoảng 15 phút)
Mát-xa lạnh - Túi gel lạnh
- Túi đựng rau củ đông lạnhNguồn: Khỏe Plus
- Những mẹo để chườm lạnh
+ Chườm lạnh ngay sau khi chấn thương hoặc luyện tập cường độ cao
+ Bọc đá vào khăn trước khi áp lên khu vực bị tổn thương
+ Chườm lạnh lặp lại nhiều lần với những mô bị sưng hoặc đau. Tuy nhiên, bạn nên chú ý để cơ thể có khoảng nghỉ giữa các lần chườm.
+ Không chườm lạnh ở khu vực có vấn đề về tuần hoàn
+ Không chườm lạnh quá 20 phút liên tục
+ Chườm lạnh quá mức có thể gây tổn thương mô.