CEA- Một dấu ấn ung thư nhiều giá trị

1. Dấu ấn ung thư là gì?

Tất cả các chất (enzim, hormon, thụ thể, protein,DNA,..) được các tế bào ung thư trực tiếp tạo ra hoặc được các tế bào bình thường tạo ra nhưng do tác động kích ứng của các tế bào ung thư được gọi là dấu ấn ung thư hay chất chỉ điểm khối u. Những chất này có thể được tìm thấy trong máu bệnh nhân bằng các xét nghiệm miễn dịch.
2. Khái niệm CEA

CEA là tên viết tắt của kháng nguyên  (carcinoembryonic antigen). CEA có thể tìm thấy trong nhiều tế bào khác nhau của cơ thể, nhưng thường liên kết với các khối u nhất định và sự phát triển của thai nhi.

Kháng nguyên ung thư biểu mô phôi (CEA) là một nhóm các glycoprotein không đồng nhất có khối lượng phân tử 200.000 dalton.

CEA bình thường được sản xuất bởi tế bào niêm mạc dạ dày, ruột của thai nhi. Sau khi sinh, CEA biến mất và không còn phát hiện trong huyết thanh nữa. Tuy nhiên, CEA có thể tăng trong nhiều bệnh lý như các bệnh ác tính, đặc biệt là ung thư đại tràng và người hút thuốc lá cũng có thể làm tăng lượng CEA.


3. Giá trị lâm sàng

Sự tương quan giữa khối lượng và tế bào của các khối u

Giá trị bình thường: Người không hút thuốc: 0-2.5 ng/mL, người hút thuốc: 0-5 ng/mL
Xét nghiệm CEA tăng trong các trường hợp sau :
– Ung thư đại tràng, trực tràng (50% có giá trị CEA > 10 ng/ml);
– Ung thư phổi ( 29% có giá trị CEA>10 ng/ml)
– Ung thư vú (30% có giá trị CEA >10 ng/ml);
– Ung thư tuỵ tạng;
– Ung thư tuyến giáp;
– Carcinoma niệu – sinh dục;
– Bệnh lý viêm dạ dày – ruột (viêm loét đại tràng, viêm túi thừa, viêm túi mật, viêm tuỵ.
– Xơ gan;
– Những bệnh lý khác của gan
– Hút thuốc lá nhiều;
– Nhiễm trùng phổi.

4. Ý nghĩa lâm sàng
CEA Có giá trị trong sàng lọc cũng như chẩn đoán một số bệnh ung thư như ung thư đại tràng, ung thư phổi, tụy…
CEA còn có giá trị trong việc theo dõi đáp ứng điều trị. Với một bệnh lý có tăng CEA, sau điều trị nồng độ CEA giảm thấp nghĩa là các tế bào bài tiết CEA đã được loại bỏ và khi nồng độ CEA tăng trở lại nghĩa là bệnh có khả năng tái phát.
Khi có khối u ở đường tiêu hoá bao gồm cả lành tính và ác tính đều có thể làm tăng mức độ CEA. Ngoài ra, những bệnh ung thư khác như ung thư phổi , tuyến tụy, dạ dày, vú, , buồng trứng và tuyến giáp hay hút thuốc, nhiễm trùng, bệnh viêm ruột, viêm tụy, xơ gan và một số khối u lành tính cũng có thể có nồng độ CEA tăng cao.
Định lượng nồng độ CEA được khuyến cáo chỉ định trước và 3 tháng/ lần trong vòng 2 năm đầu sau phẫu thuật cắt bỏ ung thư đại trực tràng:
Tình trạng giảm trở về giá trị bình thường sau phẫu thuật ở một bệnh nhân có tăng nồng độ CEA trước mổ mang ý nghĩa là khối u đã được cắt bỏ hoàn toàn, trái lại nồng độ CEA vẫn tiếp tục tăng cao sau phẫu thuật chỉ dẫn vẫn còn ung thư tồn dư.
Tăng nồng độ CEA trước mổ là một yếu tố dự đoán độc lập cho một tiên lượng xấu đối với bệnh nhân.
Hiện nay tại khoa xét nghiệm bệnh viện ung bướu Nghệ An, việc xét nghiệm CEA cũng như nhiều dấu ấn ung thư khác được triển khai trên hệ thống máy hiện đại, đảm bảo cho kết quả chính xác nhất, góp phần rất lớn trong sàng lọc, chẩn đoán và theo dõi điều trị cho nhân dân ./.

 

 

 

 

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *