Lợi ích trong sử dụng buồng tiêm truyền trong điều trị

   Điều trị bệnh ung thư là sự kết hợp đa mô thức, gồm có các phương pháp điều trị cơ bản như: phẫu thuật, hóa chất, xạ trị, thuốc đích, nội tiết, miễn dịch..Trong đó điều trị hóa chất là một trong những phương pháp đóng vai trò hết sức quan trọng. Hầu hết các thuốc hóa chất điều trị bệnh ung thư đều được sử dụng qua đường truyền tĩnh mạch. Với cách truyền hóa chất qua ven ngoại vi thông thường có nhiều nhược điểm như: gây tổn thương ven ngoại vi, nguy cơ rò rỉ hóa chất do chệch ven, bị hạn chế vận động vùng chi nơi đặt ven truyền hóa chất… làm giảm chất lượng cuộc sống bệnh nhân trong những ngày truyền hóa chất.

        Buồng tiêm truyền đã được sử dụng từ những năm 1981, đặt buồng tiêm truyền dưới da là nhằm đưa 1 catheter vào tĩnh mạch trung ương với mục đích tiêm truyền vào tĩnh mạch trung ương lâu dài. Việc sử dụng buồng tiêm truyền sẽ làm hạn chế các biến chứng của truyền ven ngoại thông thường.

3551 anh 1

Hình 1: Hình ảnh buồng tiêm truyền, catheter được đưa vào TM dưới đòn trái.

Vậy bệnh nhân (BN) nào nên đặt buồng tiêm truyền ?

–   BN cần tiêm truyền vào tĩnh mạch trung ương lâu dài.

–   BN ung thư có điều trị hóa chất.

–   BN nuôi dưỡng tĩnh mạch kéo dài.

–   BN sử dụng các thuốc đường tĩnh mạch,nhưng dễ gây tổn thương khi lấy ven ngoại vi.

–   Theo nhu cầu của việc điều bệnh và nguyện vọng của BN.

Ưu điểm của sử dụng buồng tiêm truyền:

–        Hạn chế cho bệnh nhân cảm giác đau đớn, sợ hãi mỗi khi lấy ven truyền hoặc tiêm.

–        Hạn chế tổn thương thành tĩnh mạch ngoại vi ( thuốc theo tĩnh mạch trung ương vào vòng tuần hoàn lớn, tránh được các tổn thương sau nhiều lần chọc lấy ven).

–        Giảm nguy cơ khi rò rỉ thuốc ra khỏi tĩnh mạch gây tổn thương các mô và cơ, xảy ra.

–        Không còn gây khó khăn cho điều dưỡng trong quá trình lấy ven truyền hoặc tiêm thuốc tĩnh mạch (trên các bệnh nhân khó lấy ven ngoại vi).

–        Đặc biệt hữu ích trong cấp cứu khi cần phải thiết lập ngay đường truyền tĩnh mạch trung ương.

–        Bệnh nhân không bị hạn chế vận động vùng chi, tránh tê bì, không bị bất tiện sinh hoạt trong những ngày truyền.

Dưới đây là những hình ảnh thực tế để chúng ta có thể nhìn thấy sự khác biệt khi người bệnh được sử dụng buồng tiêm dưới da và không sử dụng buồng tiêm dưới da trong qua trình điều trị:



Hình 2: Hình ảnh bệnh nhân truyền ven ngoại vi, cần có sự hỗ trợ người nhà trong hoạt động sinh hoạt    Hình 3: Hình ảnh bệnh nhân sử dụng                                  buồng tiêm truyền đã tự lập trong hoạt động sinh hoạt



Hình 4: Hình ảnh thoát mạch hóa chất gây hoại tử tổ chức khi truyền ven ngoại vi   Hình 5: Hình ảnh viêm xơ mạch ngoại vi do truyền hóa chất ven ngoại vi

 Một số lưu ý khi sử dụng buồng tiêm truyền khi cắm kim:

–   Dùng kim chuyên dụng, chọc kim vuông góc với bề mặt da.

–   Kim đệm bằng gạc vô trùng, sau đó dùng băng dính cố định lại.

–   Kiểm tra vị trí cắm kim ít nhất hai lần mỗi ngày.

–   Khuyên bệnh nhân báo cáo bất kỳ sự khó chịu hoặc sưng tại vị trí kim.

Rút kim:

–   Thực hiện trước khi BN ra viện hoặc thay kim sau sử dụng 5 – 7 ngày

–   Trước khi rút kim, bơm 10 ml NaCl 0,9%.

–   Sau 6 – 8 tuần chu kì truyền hóa chất, sẽ bơm rửa buồng tiêm truyền bằng Heparin.

–   Cố định buồng tiêm truyền trước khi rút, chèn gạc vô trùng sau khi rút đến khi ổn định.

Trong quá trình sử dụng buồng tiêm dưới da,nếu chúng ta gặp phải 1 số trường hợp có thể xảy ra cần xử trí như sau:

–   Rỉ dịch ở chân kim: chèn gạc vô trùng, báo cho bác sĩ.

–   Máu trào ngược từ buồng tiêm truyền ra dây kim đông lại không thông: cần thay kim mới.

–   Dịch không chảy: thay đổi tư thế bệnh nhân, nằm nghiêng, ngồi hoặc nằm đầu cao (ngồi là tư thế thuận lợi nhất).

Trước đây, hầu hết bệnh nhân điều trị ung thư bằng hóa chất đều xảy ra tình trạng viêm xơ cứng mạch nếu chích gây hoại tử phần mềm.…do các loại thuốc hóa trị gây kích ứng da, mô và tĩnh mạch ngoại vi. Việc tiêm truyền vào tĩnh mạch lúc này lại càng khó khăn hơn. Riêng những bệnh nhân được đặt buồng tiêm dưới da sẽ rất dễ dàng, thuận lợi trong việc tiêm truyền lẫn lấy máu xét nghiệm vì chỉ cần chọc kim vào ngay buồng tiêm dưới da này là có thể tiêm thuốc hoặc lấy máu dễ dàng.

    Tại Khoa Bệnh máu Ghép tủy và các khoa lâm sàng khác của Bệnh viện ung Bướu Nghệ An, quy trình sử dụng buồng tiêm dưới da đã được triển khai thường quy với đội ngũ y bác sỹ giàu kinh nghiệm nên rất nhiều bệnh nhân ung thư  trong quá trình điều trị được giảm thiểu nguy cơ tai biến trong  và sau truyền hóa chất.  

Nguồn tham khảo: Ứng dụng y học

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *