Tập thể dục trong điều trị và phục hồi đối với bệnh nhân Ung thư

Lối sống ít vận động làm tăng nguy cơ ung thư, trong khi hoạt động thể chất – thậm chí tập thể dục vừa phải – có thể làm giảm nguy cơ không chỉ phát triển ung thư mà còn tái phát sau khi điều trị.  Kế hoạch điều trị chống lại bệnh ung thư của một bệnh nhân không chỉ dừng lại ở việc điều trị tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An. Thực hiện một lối sống lành mạnh, về mặt chế độ ăn uống và tập thể dục, đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân ung thư vú và phần phụ trong việc giảm căng thẳng, giảm thiểu tác dụng phụ, tăng cường mức năng lượng thông qua điều trị và phục hồi.

Tập thể dục cũng có thể làm giảm viêm, một phản ứng miễn dịch cấp tính hoặc mãn tính có thể góp phần vào nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, các nhà khoa học mới chỉ bắt đầu khám phá các mối liên hệ phức tạp giữa tập thể dục, hệ miễn dịch và ung thư. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy những phụ nữ có lối sống lành mạnh có nguy cơ phát triển ung thư vú và các bệnh ung thư khác thấp hơn. Điều này không có nghĩa là những người tập thể dục thường xuyên không bao giờ bị ung thư vú và các bệnh ung thư khác.

Theo Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, kết quả điều tra dinh dưỡng năm 2019 trên 17,213 đối tượng tuổi từ 25 đến 64 tại 64 tỉnh/thành phố Việt Nam đại diện cho 8 vùng sinh thái toàn quốc cho thấy tỷ lệ thừa cân/béo phì (BMI > 23) là 16,3%, trong đó tỷ lệ tiền béo phì là 9,7% và tỷ lệ béo phì độ I và II là 6,2% và 0,4%. Tỷ lệ thừa cân/ béo phì đang gia tăng theo tuổi, cao hơn ở nữ giới cao hơn so với nam giới, cao hơn ở thành thị so với ở nông thôn (32,5% và 13,8%). Tỷ lệ béo bụng ( tỷ số vòng bụng/ vòng mông cao) là 39,75% và tăng theo tuổi trên cả nam và nữ. Một số yếu tố liên quan đối với thừa cân/ béo phì là khẩu phần ăn giàu thức ăn động vật, thói quen ăn ngoài gia đình, tăng sử dụng thức ăn nhanh, lạm dụng rượu bia và ít vận động. Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa (HCCH) là 13,1% tăng theo tuổi. Yếu tố liên quan đến HCCH ở cả khu vực nội và ngoại thành là hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, ít vận động, % mỡ cơ thể cao, và tiêu thụ nhiều thịt, dầu, mỡ. Béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư, nó cũng làm tăng nguy cơ biến chứng ở những bệnh nhân được chẩn đoán.

Ngoài ra, trong một số bệnh ung thư phổ biến, chẳng hạn như ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt, nhiều bệnh nhân hiện có xu hướng tăng – hơn là giảm – cân trong quá trình điều trị.

Điều đó mâu thuẫn với một nhận thức sai lầm phổ biến mà mọi người đã có trong nhiều năm. Một số bệnh nhân nghĩ, ‘Tôi bị ung thư. Tôi phải chắc chắn rằng mình không giảm cân “ vì vậy đã để cân nặng tăng quá mức. Nhưng hiện tại đã có nhiều loại thuốc tốt hơn để giúp bệnh nhân tránh buồn nôn và giảm cân trong quá trình điều trị. Nhiều người trở nên ít hoạt động hơn trong thời gian điều trị ung thư và thậm chí sau đó. Tập thể dục rất quan trọng trong việc giúp bệnh nhân kiểm soát cân nặng và cũng mang lại những lợi ích sức khỏe quan trọng khác.

Tập thể dục đã được chứng minh là làm giảm các tác dụng phụ như mệt mỏi và đau khớp do điều trị ung thư. Bệnh nhân cũng cảm thấy tốt hơn khi tập thể dục và bớt lo lắng, trầm cảm.

Tập thể dục cũng giúp bảo tồn cơ bắp khi tình trạng mất cơ thường xảy ra trong quá trình điều trị ung thư và có thể gây khó khăn cho việc phục hồi.

Những tác dụng phụ đặc biệt là mệt mỏi – có thể khiến bệnh nhân khó cảm thấy có động lực để tập thể dục ngay từ đầu. Điều quan trọng là bắt đầu tập thể dục ngay từ bây giờ, dù bệnh nhân đang ở đâu trong quá trình điều trị.

Bệnh nhân không phải đến phòng tập thể dục, bắt đầu tập luyện chạy marathon hay mua thiết bị đắt tiền. Tất cả những gì người bệnh cần là đi bộ ra khỏi cửa hoặc xung quanh nhà để bắt đầu quá trình tập luyện của mình.Hoạt động thể chất có thể được kết hợp vào thói quen hàng ngày của mọi người. Ví dụ, các bác sĩ có thể tư vấn cho một bệnh nhân đi cầu thang thay vì thang máy, đi bộ hay xe đạp thay vì lái xe. Mỗi một bệnh nhân bước chân vào khoa Nội IV – Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An điều được tư vấn và lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch chăm sóc các nhu cầu về sức khỏe như vận động, nghỉ ngơi, về dinh dưỡng, giấc ngủ…

Tập thể dục điều đặn đã được chứng minh là có những lợi ích đáng kể cho bệnh nhân ung thư trong việc giảm mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ và cải thiện chất lượng cuộc sống. Chỉ cần làm một chút điều gì đó có thể giúp người bệnh giảm bớt cảm giác buồn nôn và mệt mỏi, cải thiện tâm trạng và giúp tâm trí bệnh nhân thoát khỏi các vấn đề trong điều trị và phục hồi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *