1. Tuyến giáp là gì?
– Tuyến giáp là một tuyến nội tiết lớn nhất cơ thể, có nhiều chức năng quan trọng. Là tuyến có chức năng tiết ra hormon giáp trạng gồm Thyroxine( hay gọi là T4 vì có 4 phân tử iod trong thành phần), hormon tri-iodo-thyronine (hay gọi là T3)
– Tuyến giáp nằm phía trước cổ, có hình dạng như con bướm, phía trước tuyến giáp là da và cơ thịt, phía sau tuyến giáp là khí quản.
– Tuyến giáp gồm có 2 thùy là thùy trái và thùy phải, chúng được nối với nhau bởi eo tuyến giáp
– Khối lượng: Tuyến giáp nặng khoảng 10-20 gram.
2. Chức năng của tuyến giáp
– Hormon tuyến giáp có chức năng:
+ Làm tăng hoạt động tế bào, tăng cường chuyển hóa glucid làm tăng đường huyết và tăng cường chuyển hóa lipid tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động, gây giảm cân.
+ Tác động lên hoạt động tuyến sinh dục và tuyến sữa
+ Tăng nhịp tim, tăng lưu lượng máu qua tim, tăng hô hấp để cung cấp oxy cho sự chuyện hóa ở các mô cơ quan.
+ Tăng cường hoạt động của bộ não và hệ thần kinh
+ Tác dụng trên sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, đặc biệt là bộ não.
+ Duy trì ổn định lượng canxi trong máu.
3. Tuyến giáp và các xét nghiệm cần làm
Khi nghi ngờ các bệnh lý hay khám sàng lọc tuyến giáp về tuyến giáp, bênh nhân nên làm các xét nghiệm sau
3.1 Xét nghiệm T3 và FT4
– Được chỉ định trong các trường hợp nghi ngờ hoặc theo dõi cường giáp hoặc suy giáp, thep dõi điều trị hormone tuyến giáp…
– Giá trị bình thường: T3 là 1.34 – 2.73 nmol/L
FT4 là 7.9 – 14.4 pmol/L
– Ý nghĩa: Kết hợp vói xét nghiệm TSH để chẩn đoán hay thep dõi điều trị cường giáp, suy giáp.
3.2. Xét nghiệm TSH
– Việc xác định TSH nhằm xác định cơ chế điều hòa giữa vùng dưới đồi, tuyến yên và tuyến giáp. TSH là thông số cơ bản trong việc chẩn đoán suy giáp, cường giáp (tiên phát hoặc thứ phát)
– Chỉ định xét nghiệm TSH được dùng kết hợp với FT4 và T3 khi nghi ngờ về kháng hormone tuyến giáp hoặc kết hợg với FT4 khi nghi ngờ suy giáp thứ phát.
– Giá trị bình thường: TSH là 0.38 – 5.33 uU/ml
+ Trong trường hợp cường giáp, nồng độ TSH rất thấp: < 0.15 mU/L
+ Trong trường hợp suy giáp, nồng độ TSH tăng cao: > 7 mU/L
+ Khi định lượng nồng độ TSH trở lại bình thường chứng tỏ việc điều trị bệnh về tuyến giáp có hiệu quả
3.3. Xét nghiệm Tg (Thyroglobulin)
– Tg được sản xuất bởi các tế bào nang tuyến giáp bình thường và/hoặc bởi các tế bào ung thư nhú và ung thư nhú và tế bào ung thư của nang tuyến giáp.
– Trị số bình thường: 1.59 – 50 ng/mL
– Nồng độ Tg tăng trong các trường hợp như K tuyến giáp, viêm tuyến giáp, Basedow. Người ta thấy có sự tương quan giữa nồng độ Tg và kích thước khối u.
3.4. Xét nghiệm Anti-Tg
– Các kháng thể kháng thyroglobulin được sinh ra bới các tế bào miễn dịch chống lại kháng nguyên tuyến giáp Thyroglobulin sau khi tuyến giáp bị tổn thương hay viêm. Khi kháng thể này hiện diện chúng sẽ phá hủy tuyến giáp.
– Giá trị binh thường: < 4.0 IU/ml
– Anti-Tg tăng trong các trường hợp ung thư tuyến giáp, suy giáp, viêm tuyến giáp Hashimoto. Một số nguyên nhân ngoài tuyến giáp như bệnh hệ thống, thai kỳ…nồng độ Anti-Tg cũng có thể tăng.
– Giá trị lâm sàng: Được chỉ định xét nghiệm Anti-Tg trong các trường hợp theo dõi sau phẫu thuật tuyến giáp hay sử dụng Iod phóng xạ. Nghiên cứu hồi cứu cho thấy sau phẫu thuật cắt bỏ khối U thành công nồng độ anti-Tg sẽ giảm dần và biến mất. Nếu marker này duy trì ở mức cao hay tăng là bằng chứng bệnh vẫn còn hoặc đang tiến triển.
Bệnh viện Ung bướu Nghệ An là một trong những đơn vị hàng đầu trong chẩn đoán, điều trị và theo dõi các bệnh lý về tuyến giáp. Với hệ thống xét nghiệm hiện đại, Khoa Xét nghiệm luôn đảm bảo chất lượng xét nghiệm để phục vụ cho công việc điều tri bệnh nhân tuyến giáp một cách tốt nhất ./.