Xét nghiệm tế bào cổ tử cung (PAP) là phương pháp hiệu quả giúp tầm soát ung thư cổ tử cung hiện nay. Vậy liệu người phụ nữ ở độ tuổi nào nên thực hiện PAP?Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Ung thư cổ tử cung là u ác tính hình thành trong các mô cổ tử cung (Cơ quan kết nối tử cung và âm đạo). Đây là bệnh ung thư phổ biến đứng thứ hai ở nữ giới, bệnh thường gặp ở phụ nữ độ tuổi 35 trở nên, nhưng cũng có thể gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 20. Trên thế giới cứ 2 phút lại có một phụ nữ chết do ung thư cổ tử cung. Tại Việt Nam hàng năm có khoảng trên 5.000 trường hợp mắc mới và trên 2.000 trường hợp tử vong do ung thư cổ tử cung.
Có rất nhiều loại ung thư cổ tử cung, trong đó loại phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC), chiếm khoảng 80 -85% trong tất cả các loại ung thư cổ tử cung. Nguyên nhân được cho là do nhiễm virus Papilloma ở người (HPV) chủng nguy cơ cao ở người.
Triệu chứng của ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu hầu như không có triệu chứng. Vì vây, để phát hiện sớm ung thư tử cung, việc cần thiết là tầm soát định kỳ. Những dấu hiệu dưới đây cho thấy bệnh ở giai đoạn muộn:
- Chảy máu âm đạo
- Đau lưng
- Đi tiểu bị đau hoặc khó khăn, nước tiểu đục
- Táo bón mãn tính và cảm giác về sự hiện diện của phân mặc dù ruột không còn gì
- Đau vừa phải trong quá trình quan hệ tình dục và tiết dịch âm đạo
- Một chân bị sưng
- Rò rỉ nước tiểu hoặc chất cặn từ âm đạo.
Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung
Nhiễm virus HPV là nguyên nhân phổ biến nhất hoặc là yếu tố nguy cơ cao nhất gây ung thư cổ tử cung. Những loại virus này được truyền đi trong có quá trình quan hệ tình dục, cũng như thông qua quan hệ tình dục bằng miệng hoặc qua đường hậu môn. Tất cả phụ nữ quan hệ tình dục đều có nguy cơ mắc ung thư tử cung. Tuy nhiên, những phụ nữ quan hệ với nhiều người có nguy cơ lớn hơn. Đặc biệt phụ nữ quan hệ tình dục không được bảo vệ trước tuổi 16 có nguy cơ cao nhất. Không chỉ quan hệ tình dục, những ai đã từng thực hiện hành vi âu yếm dẫn đến cực khoái, đụng chạm da thịt với bộ phận sinh dục đều có nguy cơ nhiễm HPV. Do đó, việc thực hiện PAP là rất cần thiết.
Có hơn 100 loại HPV, nhiễm HPV thường không gây ra vấn đề nghiêm trọng và hầu hết các trường hợp tựu biến mất mà không cần thiết điều trị. Một số loại HPV có thể gây ra mụn cóc sinh dục thông thường. Một số HPV có thể gây ra ung thư cổ tử cung.
Xét nghiệm cổ tử cung có thật sự cần thiết?
Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu hầu như không có triệu chứng. Do đó, việc đi khám phụ khoa và thực hiện xét nghiệm tế bào cổ tử cung định kì là điều rất cần thiết. Mục đích của phương pháp xét nghiệm PAP là nhằm thu thập tế bào tại cổ tử cung, qua kết quả thu được các bác sỹ sẽ đánh giá và phát hiện liệu bạn có mắc ung thư cổ tử cung, hay những tế bào có nguy cơ tiến triển thành ung thư hay không.
Hiện nay, các loại vacxin chống lại chủng virus HPV gây ung thư đã được nghiên cứu và sử dụng. Bé gái và phụ nữ trong độ tuổi từ 9 đến 26 (chưa quan hệ tình dục) có thể được tiêm vacxin phòng chống HPV nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, bên cạnh việc tiêm vacxin, thì việc tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ khi đã quan hệ tình dục là rất cần thiết, bởi vacxin không giúp bảo vệ 100% nguy cơ mắc bệnh.
Bao lâu thì nên kiểm tra tầm soát cổ tử cung?
Nhiều người chủ quan không tầm soát, đến khi thấy ra huyết âm đạo mới đi khám thì đã ung thư giai đoạn muộn. Vì vậy, phụ nữ được khuyến cáo thăm khám phụ khoa 6 tháng một lần, kết hợp tầm soát ung thư cổ tử cung. Kỹ thuật PAP yêu cầu tầm soát mỗi năm. Kỹ thuật tầm soát virus HPV thì mỗi 3 năm một lần. Vacxin hiện nay chỉ ngừa được một số chủng HPV trong số 14 chủng nguy cơ cao.
Nên xét nghiệm cổ tử cung từ tuổi 21
Các tổ chức y tế khuyên rằng, phụ nữ nên tiến hành xét nghiệm cổ tử cung từ độ tuổi 21. Vào độ tuổi này, nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung là rất thấp nếu bạn chưa phát sinh quan hệ tình dục. Tuy nhiên, cần cân nhắc tiến hành xét nghiệm này nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh.
Các bạn gái bước vào tuổi 21 nên bắt đầu làm PAP dù chưa hay đã từng quan hệ tình dục. Bởi phụ nữ thường nói không chính xác về chuyện quan hệ tình dục của bản thân. Điều này khiến cho bác sỹ không biết chính xác về đời sống tình dục của người bệnh. Hãy thảo luận với bác sỹ để biết chính xác khi nào cần tiến hành PAP. Như vậy, bạn mới quyết định được việc gì là tốt cho tình trạng sức khỏe của bạn. Thực hiện xét nghiệm PAP giúp bạn sớm phát hiện được nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung để kịp thời điều trị. Dù đã quan hệ hay chưa cũng nên tiến hành kiểm tra và xét nghiệm PAP định kỳ để cho ra kết quả chính xác nhất.
Các phương pháp xét nghiệm cổ tử cung
- Xét nghiệm PAP: Để thực hiện kỹ thuật, bác sỹ sẽ sử dụng một dụng cụ mỏ vịt mở rộng âm đạo, sau đó dùng dung dịch acid acetic loãng để làm hiện rõ vùng bất thường trên bề mặt cổ tử cung, dùng que lấy mẫu lấy tế bào bề mặt ở cổ trong và cổ ngoài cổ tử cung phết lên lam kính. Nhuộm và đọc kết quả.
- Soi cổ tử cung: Sử dụng máy soi phát ra nguồn sáng lạnh chiếu vào cổ tử cung để phóng đại hình ảnh bên trong màn hình máy tính, giúp kỹ thuật viên xác định vị trí và phạm vi lây lan của tổn thương.
- Soi tươi dịch âm đạo: Bằng cách quan sát dịch âm đạo soi tươi, các bác sỹ có thể tầm soát virus HPV và các vi khuẩn gây bệnh âm đạo khác, từ đó khaonh vùng khả năng mắc ung thư một cách hiệu quả hơn.
- Sinh thiết cổ tử cung: sau khi soi cổ tử cung, nếu bác sỹ phát hiện khu vực có các tế bào bất thường, một mẫu mô nhỏ có thế được thu thập làm xét nghiệm mô bệnh học.
- Xét nghiệm định typ HPV: ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử để khuếch đại các đoạn gen ở các typ HPV, phương pháp xét nghiệm này có thể chẩn đoán được bạn có nhiễm virus HPV hay không và virus HPV trong mẫu bệnh phẩm đó có thuộc nhóm nguy cơ gây ung thư cổ tử cung hay không.
Lưu ý trước khi tầm soát ung thư cổ tử cung
- Bạn nên sắp xếp thời gian hợp lý khi đi xét nghiệm vì thời gian tốt nhất để thực hiện xét nghiệm PAP và HPV là sau khi sạch kinh khoảng 3 – 5 ngày.
- Trong trường hợp bạn có viêm nhiễm hoặc đang đặt thuốc điều trị viêm âm đạo nếu cần thiết phải làm xét nghiệm có thể trì hoãn làm xét nghiệm này sau lần sạch kinh của tháng tới.
- Không quan hệ tình dục trong vòng 24 – 58h trước khi thực hiện xét nghiệm. vì hoạt động tình dục trước khi xét nghiệm có thể gây ra trầy xước ở cổ tử cung. Điều này có thể làm thay đổi chất lượng của các tế bào mẫu và dễ khiến cho việc xét nghiệm đạt kết quả không chính xác.
- Không sử dụng các loại kem bôi âm đạo hoặc dùng thuốc men, băng vệ sinh, thụt rửa âm đạo…trong khoảng 24-48h trước khi xét nghiệm. Bất cứ tác động nào vào âm đạo trong những ngày trước đó có thể che khuất các tế bào bất thường, có thể gây ra một kết quả không chính xác.
Tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An với đội ngũ y bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại chúng tôi có có thể giúp bạn nhận biết khả năng mắc ung thư cổ tử cung một cách nhanh chóng và chính xác. Vì vậy đây là địa chỉ đáng tin cậy mà bạn có thể đến để thực hiện việc tầm soát ung thư cổ tử cung.