Ung thư lưỡi: Nguyên nhân, nhận biết, phòng và điều trị

Ung thư lưỡi là loại bệnh thường gặp ở các loại bệnh ung thư vùng miệng và xung quanh miệng. Ung thư lưỡi không có dấu hiệu rõ ràng ở thời gian đầu cho đến khi bệnh phát tác.

Bệnh ung thư lưỡi thường gặp ở nam giới trên 50 tuổi, nhưng những năm gần đây căn bệnh này đang ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa. Vì vậy, việc hiểu rõ các nguyên nhân cũng như nhận biết được triệu chứng bệnh sẽ có thể giúp phòng ngừa bệnh kịp thời.

I. Yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư lưỡi

  • Hút thuốc lá: Được biết đến là tác nhân hàng đầu của ung thư phổi, nhưng việc hút thuốc còn là nguyên nhân của hàng loạt bệnh ung thư, trong đó có ung thư lưỡi. Khói thuốc lá là một trong các yếu tố nguy cơ phổ biến nhất đôi với ung thư miệng và cổ họng, mà lưỡi là cơ quan không thể tránh khỏi.
  • Uống rượu, sử dụng chất kích thích: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, có khoảng 70-80% bệnh nhân bị ung thư lưỡi hoặc ung thư miệng đều là những người rất hay sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
  • Tiếp xúc với tia xa: Thường xuyên tiếp xúc với các tia bức xạ cường độ cao cũng có nguy cơ phát triển bệnh ung thư miệng và lưỡi cao hơn so với người bình thường.
  • Lịch sử gia đình: Gen di truyền là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh ung thư lưỡi. Nếu người thân trong gia đình có thành viên mắc phải căn bệnh thì bạn có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn gấp nhiều lần bình thường.
  • Nhiễm virus HPV: Trong số 100 loại virus HPV được người ta tìm thấy, có một hoặc một vài loại có khả năng gây nên bệnh ung thư lưỡi cho người bệnh.
  • Chế độ ăn uống thiếu hợp lý: Thiếu vitamin E, D.. hay chất xơ từ hoa quả cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra ung thư.

II. Triệu chứng ung thư lưỡi

Các triệu chứng của ung thư lưỡi khá nhiều, nhưng lại giống với các bệnh liên quan đến nhiệt miệng nên người bệnh thường chủ quan với những biểu hiện này.

  • Đau lưỡi: Đây là biểu hiện đầu tiên mà cơ thể cảm nhận được, đau hơn khi nhai nuốt.
  • Xuất hiện mảng trắng trên bề mặt lưỡi: Các mảng này bám chắc vào da và ngày càng lan rộng. Đồng thời, những chỗ bị dính mảng bám hay bị chảy máu mà không rõ lý do.
  • Đau họng: Nếu bệnh đi đến ung thư sẽ đau họng một thời gian dài.
  • Cảm giác tê lưỡi, đau tai, thay đổi giọng nói bất thường, lưỡi cứng, thậm chí hôi miệng cũng không nên bỏ qua nếu nó xuất hiện đồng thời.

Nhìn chung, bệnh ung thư lưỡi có thể phát hiện sớm nếu quan tâm và để ý những dấu hiệu nhỏ nhất xung quanh vùng lưỡi. Người bệnh không nên chủ quan vì những triệu chứng trông có vẻ giống các triệu chứng về đường miệng thông thường mà nên cảnh giác và cẩn thận với các triệu chứng đó.

III. Chẩn đoán bệnh ung thư lưỡi

Lâm sàng

Ở giai đoạn đầu các triệu chứng thường nghèo nàn và bị bỏ qua. Người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu.

Ở giai đoạn toàn phát sẽ có các dấu hiệu sau:

  • Đau: Cảm giác này tăng lên khi nói, nhai và đôi khi đau lan lên tai.
  • Tăng tiết nước bọt.
  • Khạc ra nước bọt lẫn máu.
  • Hơi thở hôi thối: Do tổn thương bên trong lưỡi gây hoại tử.
  • Một số trường hợp gây khít hàm, cố định lưỡi gây khó nói và nuốt.
  • Triệu chứng thực thể
  • Thương tổn loét có giả mạc hoặc sùi loét.
  • Bờ nham nhở, dễ chảy máu.

Cận lâm sàng

  • Sinh thiết và xét nghiệm mô bệnh học để chẩn đoán xác định.
  • CT-MRI vùng cổ – họng, Xquang phổi để đánh giá mức độ lan rộng và di căn của khối u.
  • Siêu âm vùng cổ để đánh giá tình trạng hạch cổ.
  • Xét nghiệm PCR để tìm HPV.

V. Điều trị bệnh ung thư lưỡi

Phẫu thuật: Đây là biện pháp cơ bản và được dùng nhiều khi điều trị bệnh ung thư, và ung thư lưỡi cũng không phải là ngoại lệ. Ở giai đoạn sớm có thể điều trị triệt căn bằng phẫu thuật, ở giai đoạn muộn hơn cần phải kết hợp điều trị phẫu thuật, xạ trị và hóa trị nhằm kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Trong một số trường hợp ở giai đoạn muộn khi có chảy máu nhiều tại u phải phẫu thuật thắt động mạch cảnh ngoài để cầm máu.

Xạ trị: Phương pháp này có thể sử dụng đơn thuần trong các trường hợp ung thư lưỡi giai đoạn muộn không còn chỉ định phẫu thuật hoặc xạ trị triệt căn trong trường hợp giai đoạn sớm.

Hoá trị: Có thể dùng theo đường toàn thân hoặc đường động mạch lưỡi, có thể đơn hoá chất hoặc phối hợp đa hoá chất. Hóa chất có thể dùng trước, sau phẫu thuật-xạ trị hoặc hóa chất điều trị triệu chứng. Hóa trị trước phẫu thuật hoặc xạ trị nhằm mục đích thu nhỏ khối u, ngăn chặn sự phát triển của khối u cũng như ngừng cung cấp chất dinh dưỡng cho các tế bào ác tính.

VI. Phòng ngừa ung thư lưỡi tái phát và mắc mới ung thư

Tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh ung thư, đó là sự thật trong xã hội ngày nay. Chính vì thế, việc phòng bệnh là điều vô cùng quan trọng để có một cuộc sống vui, khỏe, có ích.

Bệnh nhân đã được điều trị thì càng hiểu rõ  giá trị của việc phòng bệnh, từ đó lên kế hoạch đảm bảo cho tương lai của mình, tránh để ung thư tái phát lần thứ hai.Với ung thư lưỡi, việc phòng ngừa tái phát và mắc mới có một số điểm chung như sau:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Dùng bàn chải răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách vệ sinh răng miệng.  Miệng không khỏe mạnh làm giảm hệ thống miễn dịch và ức chế khả năng của cơ thể để chống lại bệnh ung thư tiềm năng.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn nhiều đậu, hoa quả, rau họ cải (như cải bắp, bông cải xanh), các loại rau lá xanh đậm, hạt lanh, tỏi, nho, trà xanh, đậu nành và cà chua , thay các món chiên và nướng bằng các món luộc hoặc hấp. Sử dụng các loại gia vị lành mạnh như tỏi, gừng và bột cà ri để thêm hương vị.
  • Từ bỏ thói quen gây hại: Không hút thuốc lá, sử dụng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia..
  • Tập thể dục thường xuyên: Vận động thường xuyên vừa giúp tăng sức đề kháng cũng như phòng tránh ung thư.
  • Khám nha khoa thường xuyên: Khám nha khoa định kỳ kết hợp với các phương pháp sàng lọc cho phép bạn phát hiện các dấu hiệu tiền ung thư sớm. Đặc biệt là khi thấy có các dấu hiệu bất thường như: xuất hiện vết loét lâu ngày, màu trắng hoặc đỏ ở hai bên lưỡi, có thể hơi đau hoặc không đau…

Bệnh viện Ung bướu Nghệ An là bệnh viện chuyên khoa điều trị các bệnh ung bướu cho người dân trong tỉnh và khu vực lân cận. Trong những năm gần đây, bệnh viện đẩy mạnh phát triển chuyên môn cũng như phát triển các kỹ thuật cao, đặc biệt hệ thống máy xạ trị gia tốc hiện đại tương đương bệnh viện K đã được bệnh viên lắp đặt và đi vào hoạt động từ tháng 03/2019 góp phần đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình, giảm tải cho các tuyến trung ương. Khi có các triệu chứng bất thường như trên, người dân nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể.

Đặt khám để nhận chính sách tốt nhất

Lý do bạn nên chọn Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An

Đội ngũ y bác sỹ giỏi, giàu kinh nghiệm

Hệ thống trang thiết bị đầy đủ hiện đại

Chăm sóc bệnh nhân tận tình chu đáo

Thủ tục nhanh gọn, dễ dàng

Chi phí khám chữa bệnh hợp lý

Cập nhật áp dụng kỹ thuật điều trị tân tiến

BÁC SĨ: 0919180014


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    1900 068 681
    Liên hệ