CÁC PHƯƠNG PHÁP HẠN CHẾ TÁC DỤNG PHỤ CỦA XẠ TRỊ

   Xạ trị là phương pháp sử dụng các hạt có năng lượng cao hoặc sóng (tia X, tia gamma,…) chiếu vào khối u nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Đây là một trong những phương pháp điều trị phổ biến nhất đối với nhiều loại ung thư, ước tính 50-60% bệnh nhân ung thư  phải sử dụng phương pháp này. Bên cạnh tác dụng chính là điều trị ung thư, xạ trị cũng gây cho bệnh nhân các tác dụng không mong muốn. Xạ trị gây cảm giác đau đớn, mệt mỏi ở hầu hết tất cả bệnh nhân, ảnh hưởng đến thẩm mỹ (rụng tóc, thay đổi tình trạng da,…), nặng nề hơn là gây rối loạn chuyển hóa (nôn, buồn nôn, khó nuốt, viêm miệng, tiêu chảy,…)

1 . Da

   Các biểu hiện trên da xuất hiện khi xạ trị gồm khô, ngứa, phát ban, đỏ da, sẫm màu, nứt,… do tác dụng của phóng xạ trên các tế bào sản xuất sắc tố da. Có thể cải thiện bằng cách dưỡng ẩm da bằng vitamin E, kem Vaseline,…

   Bệnh nhân nên tránh dùng chất khử mùi, nước hoa, bôi lên da mỹ phẩm chứa cồn,… Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nếu cần phải đi ra ngoài, hãy đội mũ và mặc quần áo bảo vệ chuyên dụng.

2. Đối với miệng và họng

   Viêm miệng, khô miệng , mất vị giác  có thể là do phóng xạ làm tổn thương các tuyến nước bọt  trong khoang miệng, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là yếu tố quan trọng hàng đầu để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

   – Bệnh nhân nên đi khám nha khoa trước khi xạ trị 2-3 tuần.

   – Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

   – Đánh răng, chải lưỡi trước sau bữa ăn.

   – Súc miệng bằng nước muối, nước chè,…

   – Không súc miệng bằng nước đường, nước súc miệng chứa cồn,…

   – Giữ miệng ẩm ướt: nhai kẹo cao su không đường, uống nước từng ngụm nhỏ,…

3. Khó nuốt, nuốt nghẹn

   – Chọn thực phẩm dễ nuốt,  mềm, ướt : ngũ cốc ninh nhừ, khoai nghiền,…

   – Cắt nhỏ thực phẩm , trộn, nghiền nát thực phẩm.

   – Làm ướt thực phẩm bằng nước sốt, sữa chua trộn hoa quả,…ăn đồ mát.

   – Uống nước: từng ngụm bằng ống hút.

4. Rối loạn nuốt

    – Lựa chọn, chế biến thực phẩm mềm, sánh mịn, không bị khô, không bị vón cục.

   – Ưu tiên thực phẩm giàu năng lượng dễ hấp thu: trứng, sữa,..

   – Chia thành nhiều bữa trong ngày: 6-8 bữa/ngày

   – Tư thế ăn: đầu cao 30-45 độ tránh nguy cơ hít sặc 

   – Không nên lựa chọn thực phẩm có vị chua (chanh, giấm,…), khô cứng (bánh quy lạc,chạt điều,…), có độ đặc dính cao ( gạo nếp, bánh trôi, bánh dầy,…)

5. Tiêu chảy

– Bổ sung thực phẩm giàu natri, kali: chuối, cam, khoai, gạo trắng,…

– Nước hoa quả: cam vắt,….

– Rau củ quả có màu vàng đậm, đỏ: bí đỏ, cà rốt,… giúp tạo khuôn phân 

– Hạn chế chất xơ không hòa tan: rau già,rau nhiều xơ sợi, măng,…

– Hạn chế thực phẩm sinh hơi: bắp cải, nhóm đậu đỗ, thực phẩm họ cải,..

– Uống đủ nước

– Bổ sung nước điện giải : oresol (pha theo lượng nước hướng dẫn)

– Vệ sinh sạch sẽ.

Đặt khám để nhận chính sách tốt nhất

Lý do bạn nên chọn Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An

Đội ngũ y bác sỹ giỏi, giàu kinh nghiệm

Hệ thống trang thiết bị đầy đủ hiện đại

Chăm sóc bệnh nhân tận tình chu đáo

Thủ tục nhanh gọn, dễ dàng

Chi phí khám chữa bệnh hợp lý

Cập nhật áp dụng kỹ thuật điều trị tân tiến

BÁC SĨ: 0919180014


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    1900 068 681
    Liên hệ