Bệnh nhân ung thư có thể tiêm vắc xin phòng Covid-19 hay không?

Tính tới thời điểm hiện tại, có ba loại vắc xin phòng Covid-19 được chấp nhận và khuyên dùng tại Hoa Kỳ: vắc xin của 3 hãng Pfizer – BioNTech, Moderna và Johnson & Johnson/ Janssen được thông tin chi tiết trên trang web của CDC Hoa Kỳ (tại Việt Nam hiện tại chỉ có 1 loại vắc xin do hãng Astra Zeneca sản xuất, có cùng cơ chế với vắc xin của Johnson& Johnson/ Janssen).

Những người bị ung thư có nên tiêm phòng Covid – 19 không?

   Tại thời điểm này, bệnh nhân ung thư có thể được tiêm vắc xin phòng Covid-19 nếu không có chống chỉ định với các thành phần của vắc xin. Hướng dẫn lâm sàng tạm thời của Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ cũng đã bàn luận về những người bị suy giảm miễn dịch. Hướng dẫn nêu rõ: “Những người bị suy giảm miễn dịch vẫn có thể tiêm vắc xin phòng Covid-19 nếu họ không có chống chỉ định tiêm chủng. Tuy nhiên, họ nên được tư vấn về các vấn đề an toàn và hiệu quả của vắc xin chưa rõ trong quần thể bị suy giảm miễn dịch cũng như khả năng đáp ứng miễn dịch với vắc xin và cần phải tiếp tục tuân theo tất cả những hướng dẫn hiện hành để tự bảo vệ mình chống lại Covid”. Các chuyên gia cũng lưu ý rằng, mặc dù một số bệnh nhân suy giảm miễn dịch có thể giảm phản ứng với vắc xin nhưng nó vẫn có thể mang lại lợi ích và điều quan trọng là làm giảm nguy cơ lây nhiễm và giảm mức độ nghiêm trọng của Covid-19 với bệnh nhân ung thư khi nhiều bằng chứng gần đây cho thấy họ có tỉ lệ nhiễm trùng nặng cao hơn.

Những người đang điều trị ung thư tích cực có nên tiêm phòng Covid-19 không?

   Hiện tại, các bệnh nhân đang được điều trị ung thư có thể được đề nghị tiêm vắc xin phòng Covid-19 miễn là không có chống chỉ định với bất kì thành phần nào của thuốc. Các bác sĩ ung thư có kinh nghiệm có thể tư vấn các loại vắc xin khác nhay cho bệnh nhân đang điều trị hoá trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch hoặc ghép tế bào gốc. Thời gian tiêm vắc xin được lựa chọn giữa các chu kì điều trị và sau thời gian chờ đợi thích hợp cho các bệnh nhân được ghép tế bào gốc và điều trị bằng globulin miễn dịch đề giảm thiểu rủi ro trong khi duy trì hiệu quả của vắc xin. Chỉ có một nghiên cứu được công bố cho đến nay của Wassengrin và cộng sự trên tạp chí Lancet Oncology đã báo cáo cụ thể về kết quả an toàn của vắc xin ở những bệnh nhân đang điều trị ung thư (với thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch).

Bảng 1. Khuyến cáo tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho người bệnh ung thư (Nguồn: NCCN)

Loại ung thư/Phương pháp điều trịThời gian tiêm
Cấy ghép tế bào tạo máu/Liệu pháp tế bào 
Cấy ghép cùng loàiCấy ghép tự thânLiệu pháp tế bào ( ví dụ: CAR T-cell)Ít nhất 3 tháng sau khi tiến hành liệu pháp điều trị.
Ung thư máu 
Tiếp nhận hoá trị với phác đồ gây độc tế bào ( ví dụ các phác đồ cảm ứng với cytarabine/anthracycline cho bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp tính)Trì hoãn cho đến khi số lượng bạch cầu trung tính tuyệt đối phục hồi lại.
Suy tuỷ do bệnh và hoặc liệu pháp được kì vọng có giới hạn hoặc không hồi phục.Ngay khi có vắc xin
Liệu pháp duy trì lâu dài (ví dụ: các tác nhân nhắm trúng đích cho bệnh bạch cầu lympho mạn tính hoặc ung thư tăng sinh tuỷNgay khi có vắc xin
Khối u đặc ác tính 
Tiếp nhận hoá trị gây độc tế bàoNgay khi có vắc xin
Liệu pháp nhắm trúng đíchNgay khi có vắc xin
Ức chế điểm kiểm soát và liệu pháp miễn dịch khácNgay khi có vắc xin
Xạ trịNgay khi có vắc xin
Phẫu thuậtNgày phẫu thuật cần tách biệt với ngày tiêm chủng ít nhất 1 vài ngày.
Người chăm sóc/Gia đình/Những người có liên hệ thân thiếtBất kì lúc nào đủ điều kiện tiêm chủng.

Một số lưu ý khác:

– Giấy phép sử dụng khẩn cấp áp dụng cho đối tượng 18 tuổi cho vắc xin hãng Mordena và Johnson&Johnson/Janssen, đối tượng  12 tuổi cho vắc xin hãng Pfizer – BioNTech.

– Hiện có thể sử dụng vắc xin Covid-19 và các vắc xin khác mà không quan tâm đến thời gian. Bao gồm việc có thể đồng thời tiêm vắc xin phòng Covid-19 và các vắc xin khác trong cùng ngày, cũng như dùng chung trong vòng 14 ngày.

– Khuyến nghị của CDC Hoa Kỳ về thời điểm tiêm chủng sau nhiễm Covid-19 (sau khi hết cách li) tối thiểu 20 ngày dành cho bệnh nhân ung thư, và/hoặc sau khi điều trị bằng kháng thể đơn dòng hoặc huyết tương giai đoạn hồi phục của người nhiễm SARS-CoV-2 tối thiểu 90 ngày.

– Bệnh ghép chống chủ (GVHD) và các phác đồ ức chế miễn dịch để điều trị GVHD (ví dụ: Corticoid toàn thân và tác nhân nhắm trúng đích) dự kiến sẽ làm giảm các phản ứng miễn dịch đối với tiêm chủng. Trì hoãn việc tiêm chúng cho đến khi giảm bớt liệu pháp ức chế miễn dịch và/hoặc dựa trên sự tác động tới hệ miễn dịch trên tế bào lympho B hay T để xem xét.

– Bệnh nhân đang điều trị duy trì các thuốc miễn dịch như Rituximab hay chất ức chế tyrosine kinase có thể có đáp ứng giảm độc lực với tiêm chủng.

– Các chuyên gia công nhận rằng sự suy giảm bạch cầu hạt không ảnh hưởng đáng kể đến phản ứng miễn dịch đối với tiêm chủng. Nó được sử dụng trong trường hợp có sự ức chế miễn dịch nặng ở những bệnh nhân có bệnh máu ác tính như một dấu hiệu đại diện để đánh giá khả năng phục hồi miễn dịch đầy đủ đáp ứng với vắc xin và số lượng tiểu cầu cần được phục hồi đủ để tránh biến chứng chảy máu khi tiêm bắp. Điều này không có ý nghĩa đối với sự giảm bạch cầu trong thời gian ngắn ở những khối u đặc ác tính.

– Ở những bệnh nhân đang tiếp nhận hoá trị, thời điểm tiêm chủng tối ưu liên quan đến các chu kì hoá trị chưa rõ ràng. Đối với sự thay đổi thời gian tiêm chủng đối với các phác đồ cụ thể và khoảng thời gian giữa các chu kì, không thể xác định rõ liệu tiêm chủng sẽ hiệu quả hơn nếu được sử dụng vào thời điểm điều trị hoá trị hay giữa các chu kì khi số lượng bạch cầu có thể ở mức ranh giới thấp. Trong trường hợp không có giữ liệu, lời khuyên được đưa ra là các bệnh nhân ở nhóm này nên tiếp nhận tiêm chủng khi có vắc xin.

– Trên lí thuyết, các tác dụng ngoại ý liên quan đến miễn dịch trầm trọng hơn ở các bệnh nhân dùng thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch, nhưng cho đến nay các dữ liệu lâm sàng chưa cho thấy các phát hiện như vậy. Ngoài ra, không có dữ liệu về thời gian sử dụng vắc xin vì vậy có thể xem xét tiêm chủng trong cùng ngày với liệu pháp miễn dịch để thuận tiện và giảm bớt số lần đến cơ sở y tế.

– Lí do chính để tránh tiêm vắc xin trong giai đoạn hậu phẫu là để các triệu chứng (ví dụ: sốt) có thể được xác định chính xác do phẫu thuật hay do tiêm chủng. Đối với các phẫu thuật phức tạp hơn (ví dụ: cắt lách hoặc các phẫu thuật có thể dẫn đến trạng thái ức chế miễn dịch) bác sĩ phẫu thuật có thể đề nghị một khoảng thời gian trì hoãn dài hơn (+/- 2 tuần) kể từ thời điểm phẫu thuật.

-Ngay cả khi được tiêm phòng, những người tiếp xúc gần vẫn phải tiếp tục đeo khẩu trang và tuân theo các hướng dẫn giãn cách xã hội và các khuyến nghị phòng dịch.

Những người đã kết thúc điều trị ung thư có nên tiêm phòng Covid-19 không?

Nếu không có chống chỉ định với bất kì thành phần nào của vắc xin, các đối tượng này hoàn toàn có thể tiếp nhận việc tiêm chủng.

Link bài viết gốc:

  1. NCCN:https://www.nccn.org/docs/default-source/covid-19/2021_covid-19_vaccination_guidance_v3-0.pdf?sfvrsn=b483da2b_60
  2. ASCO:https://www.asco.org/asco-coronavirus-resources/covid-19-vaccines-patients-cancer

Đặt khám để nhận chính sách tốt nhất

Lý do bạn nên chọn Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An

Đội ngũ y bác sỹ giỏi, giàu kinh nghiệm

Hệ thống trang thiết bị đầy đủ hiện đại

Chăm sóc bệnh nhân tận tình chu đáo

Thủ tục nhanh gọn, dễ dàng

Chi phí khám chữa bệnh hợp lý

Cập nhật áp dụng kỹ thuật điều trị tân tiến

BÁC SĨ: 0919180014


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    1900 068 681
    Liên hệ