Cộng hưởng từ (MRI) là gì?

MRI là viết tắt của hình ảnh cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging). Chụp cộng hưởng từ (MRI Scan) sử dụng từ trường mạnh và sóng radio để tạo ra hình ảnh các mô, các nội tạng cũng như các cấu trúc khác bên trong cơ thể trên máy vi tính.
Không giống như chụp X quang (X-Rays) và chụp cắt lớp vi tính (CT), MRI không sử dụng bức xạ ion hóa gây tổn hại của tia X.
Chụp cộng hưởng từ (MRI Scan) còn được gọi đơn giản là chụp MRI.
Chụp cộng hưởng từ (MRI) để làm gì?
Chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể được thực hiện trên các bộ phận khác nhau của cơ thể bạn. Vì vậy nó rất hữu ích khi các kỹ thuật khác (như X quang) không cung cấp đủ thông tin cần thiết. Nó đặc biệt hữu ích để xem xét các mô mềm và hệ thần kinh. Nó thường được sử dụng để chụp não và tủy sống để phát hiện những bất thường và các khối u. MRI giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh hoặc chấn thương nhất là do thể thao.
MRI của não và tủy sống cho ta biết:
– Tổn thương mạch máu
– Chấn thương sọ não
– Ung thư
– Đa xơ cứng
– Tổn thương tủy sống
– Ðột quỵ hoặc tai biến mạch máu não
MRI của tim và mạch máu cho ta biết:
– Đột quỵ (Blocked blood vessels)
– Ảnh hưởng do bị đau tim (Damage caused by a heart attack)
– Bệnh tim
– Vấn đề với cấu trúc của tim
MRI của xương và khớp cho ta biết:
– Nhiễm trùng xương
– Ung thư
– Tổn thương khớp
– Các vấn đề về đĩa đệm ở cột sống
– Đau cổ hoặc đau thắt lưng (có dấu hiệu thần kinh)
MRI cũng có thể được thực hiện để kiểm tra tình trạng của các cơ quan này:
– Vú (phụ nữ)
– Gan
– Thận
– Buồng trứng (phụ nữ)
– Tuyến tụy
– Tuyến tiền liệt (nam)
Có một loại MRI đặc biệt được gọi là chụp cộng hưởng từ chức năng (Functional MRI – fMRI). Phương pháp chẩn đoán mới để xác định chức năng của não tốt là chụp fMRI (xác định chức năng bằng chụp cộng hưởng từ). Một fMRI có thể phát hiện các vấn đề về não, chẳng hạn như ảnh hưởng của đột quỵ hoặc lập bản đồ não nếu bạn cần phẫu thuật não cho bệnh động kinh hoặc khối u. Bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm này để lập kế hoạch điều trị cho bạn.
Cần chuẩn bị những gì khi chụp MRI?
Trước khi chụp MRI, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn:
– Có bất kỳ vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như bệnh thận hoặc gan.
– Đã phẫu thuật gần đây.
– Có bất kỳ dị ứng với thực phẩm hoặc thuốc, hoặc nếu bạn bị hen suyễn
– Đang mang thai, hoặc có thể mang thai
– Kim loại không được phép mang vào phòng MRI, vì từ trường trong máy có thể hút kim loại. Hãy cho bác sĩ của bạn xem bạn có bất kỳ thiết bị kim loại nào có thể gây ra vấn đề trong quá trình thử nghiệm. Chúng có thể bao gồm:
+ Van tim nhân tạo
+ Khuyên cơ thể
+ Máy trợ thính
+ Thiết bị bơm thuốc tự động đặt dưới da ở bệnh nhân tiểu đường
+ Trám răng và các vấn đề liên quan đến nha khoa khác
+ Cấy kích thích thần kinh cấy ghép
+ Máy bơm insulin
+ Các mảnh kim loại, như viên đạn hoặc mảnh đạn
+ Các khớp, chỏm xương nhân tạo
+ Máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung tim cấy ghép (ICD)
+ Chốt hoặc ốc vít
Nếu bạn có xăm hình, hãy nói với bác sỹ. Một vài loại mực có chứa kim loại.
Vào ngày chụp MRI, bạn nên mặc quần áo rộng rãi không có kim loại như khóa, cúc áo hoặc có thể bạn cần thay đồ chuyên dụng của nơi chụp MRI. Một số vật dụng như: Điện thoại di động, răng giả, trợ thính, kính mắt, chìa khóa, áo lót, đồng hồ, tóc giả cần được tháo ra trước khi bạn vào phòng MRI.
Một số người cảm thấy không được thoải mái ở trong máy MRI vì chỗ nhỏ hẹp như một cái hầm. Nếu ở trong trường hợp này, bạn hãy nói với bác sỹ và các nhân viên sẽ hộ trợ tư vấn cho bạn.
Trong khi chụp MRI
+ Thời gian chụp cộng hưởng từ (MRI) thay đổi khoảng từ 15 phút đến 60 phút tùy thuộc vào cơ quan cần khảo sát và có tiêm thuốc tương phản hay không. Đối với trường hợp có tiêm thuốc tương phản thời gian chụp tối thiểu là 20 phút.
+ Trong phòng chụp, kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn bạn nằm trên bàn máy, các vùng cơ thể sẽ được lót bởi những gối kê có hình dạng chuyên biệt để giúp nằm thoải mái và không nhúc nhích trong khi chụp.
+ Chụp cộng hưởng từ không gây đau. Vài trường hợp cảm giác hơi mỏi do phải nằm yên ở một tư thế. Trong lúc chụp có tiếng ồn từ máy phát ra do hiện tượng cộng hưởng, đây là điều bình thường. Bạn sẽ được đeo tai nghe nhạc để giảm bớt tiếng ồn.
+ Trong thời gian chụp, bạn có thể nói chuyện với kỹ thuật viên qua hệ thống loa và micro gắn trên máy.
+ Bạn có thể cảm thấy co giật trong khi thử nghiệm. Điều này xảy ra khi MRI kích thích các dây thần kinh trong cơ thể bạn. Điều đó là bình thường và không có gì phải lo lắng.
+ Với trường hợp cần tiêm tương phản, thuốc được tiêm vào tĩnh mạch tại vùng cẳng tay hay cổ tay, thời gian tiêm có thể từ 1 đến 2 phút. Thuốc này giúp bác sĩ nhìn rõ hơn các cấu trúc bên trong cơ thể bạn. Thuốc thường được sử dụng trong MRI được gọi là gadolinium. Việc chụp có tiêm thuốc tương phản từ sẽ giúp mạch máu, một số cơ quan và bệnh lý nổi bật hơn, do vậy việc chẩn đoán sẽ chính xác hơn.
Kết quả sau khi chụp MRI
+ Sau khi chụp xong, phim và bảng kết quả sẽ có trong vòng 15 đến 30 phút (hoặc 24 giờ nếu cần hội chẩn)
+ Đối với các trường hợp có tiêm thuốc tương phản, bạn sẽ được theo dõi tại phòng chờ trong 15 phút nhằm phát hiện các triệu chứng dị ứng thuốc nếu có. Sau đó, bạn sẽ được rút kim và trở sinh hoạt như bình thường.
(Nguồn từ https://www.webmd.com )

Đặt khám để nhận chính sách tốt nhất

Lý do bạn nên chọn Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An

Đội ngũ y bác sỹ giỏi, giàu kinh nghiệm

Hệ thống trang thiết bị đầy đủ hiện đại

Chăm sóc bệnh nhân tận tình chu đáo

Thủ tục nhanh gọn, dễ dàng

Chi phí khám chữa bệnh hợp lý

Cập nhật áp dụng kỹ thuật điều trị tân tiến

BÁC SĨ: 0919180014


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    1900 068 681
    Liên hệ