Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật ung thư dạ dày

Câu hỏi:

Tôi bị ung thư dạ dày, đa cắt 2/3 dạ dày, tôi thấy cảm giác rất muốn ăn, nhưng ăn vào lại buồn nôn, ách bụng. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi tôi phải ăn như thế nào mới phù hợp chế độ dinh dưỡng? Cảm ơn bác sĩ

Trả lời:

Với bệnh nhân bị cắt một phần dạ dày thì tín hiệu điều hòa thức ăn xuống tá tràng bị rối loạn, do vậy thức ăn vừa xuống nhanh lại không được nghiền kỹ làm hạn chế sự tiêu hóa tiếp và hấp thu chất đạm và chất béo. Thức ăn xuống nhanh cũng làm kích thích lan tràn các tín hiệu ức chế ở ruột non khiến người bệnh chán ăn, buồn nôn, tức bụng, khó chịu làm cho bệnh nhân không ăn được đủ. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày phải lưu ý đảm bảo theo nguyên tắc.

                  Dinh dưỡng góp phần nâng cao điều trị ung thư dạ dày

Nguyên tắc ăn uống: Cho ăn nhiều bữa, tối thiểu 4 bữa, không quá nhiều chất đạm, béo. Thức ăn phải được nấu nhừ. Không ăn thức ăn sống. Không được ăn nhiều một lúc, tránh ăn nhiều canh. Chọn thức ăn dễ hấp thu như chất bột; đường không dùng đường đơn glucose và không dùng quá nhiều một lúc. Ăn chậm, nhai kỹ. Ăn xong phải nghỉ ngơi thoải mái.

Nguyên tắc chế biến: Cần chọn thực phẩm đa dạng, bổ sung thực phẩm làm hóa lỏng thức ăn, đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho một khối lượng dịch quy định. 

Sau phẫu thuật, bệnh nhân phải cực kỳ chú ý trong chuyện ăn uống để không bị loét miếng nối và để chiếc dạ dày (nay chỉ còn một phần) kịp tiêu hóa hết thức ăn. Người đã cắt dạ dày chỉ được phép dùng những thực phẩm chọn lọc và ăn từng ít một.

              Khẩu phần ăn của bệnh nhân rất cần được chú trọng

Sau đây là một số điều về chế độ dinh dưỡng mà bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày cần ghi nhớ:

– Khi đã xuất viện, trước hết cần ăn lỏng, ăn nhẹ, chia khẩu phần làm nhiều bữa nhỏ rồi mới tăng dần lượng thức ăn lên. Có thể dùng các loại bột dinh dưỡng chế biến sẵn như Ensine, Isocal, Sando source, Enalac… Nếu uống sữa, cần uống từng ít một, vừa sử dụng vừa “nghe ngóng” để phòng trường hợp tiêu chảy do cơ thể đã mất men lactose (men giúp tiêu hóa sữa) từ khi trưởng thành.

– Nếu ăn cháo (cháo đường, cháo thịt, xúp nghiền) thì nên nấu nhừ. Nếu là cháo thịt nạc thì nên cho vào cối xay sinh tố, xay rồi lọc qua rây để loại bỏ gân xơ của thịt.Có thể cho thêm nước rau luộc, cà rốt, khoai tây vào ninh cùng.

– Nên ăn 6-7 bữa/ngày, mỗi bữa 150-200 ml (lưng bát con). Tránh để đói quá hoặc ăn no quá. Sau khi ăn cần nghỉ ngơi, không đi lại hoặc vận động mạnh.

– Tránh ăn các loại quả chua, dưa chua, hành muối, các gia vị (giấm, ớt, tiêu), các chất kích thích (rượu, bia, chè đặc, cà phê) vì chúng có thể gây loét miệng nối. Tránh ăn các loại thức ăn cứng và nhiều xơ như sụn, xương, rau già.

– Có thể uống bổ sung vitamin B1, B12 và viên sắt. Sau khi cắt dạ dày, cơ thể có thể bị thiếu máu do đã mất đi vùng hang vị (nơi có liên quan đến việc hấp thụ sắt).

Nguồn: thaythuoccuaban.com

Đặt khám để nhận chính sách tốt nhất

Lý do bạn nên chọn Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An

Đội ngũ y bác sỹ giỏi, giàu kinh nghiệm

Hệ thống trang thiết bị đầy đủ hiện đại

Chăm sóc bệnh nhân tận tình chu đáo

Thủ tục nhanh gọn, dễ dàng

Chi phí khám chữa bệnh hợp lý

Cập nhật áp dụng kỹ thuật điều trị tân tiến

BÁC SĨ: 0919180014


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    .
    1900 068 681
    Liên hệ